Hướng dẫn cách điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ
Hướng dẫn cách điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ
Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Ngày 24/5/2024, Cục thuế tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 14193/CTBDU-TTHT năm 2024 hướng dẫn về chính sách thuế.
Theo đó, tại Công văn 14193/CTBDU-TTHT năm 2024 tại đây hướng dẫn về việc điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn về việc điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế như sau:
Trường hợp các hóa đơn mua vào, bán ra của Công ty được lập theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua hoặc Công ty đã nhận được hóa đơn mua vào, sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ của Công ty nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì Công ty thông báo cho người mua/người bán về việc hóa đơn có sai sót và bên bán không phải lập lại hóa đơn. Đồng thời, Công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng không sai mã số thuế theo Công văn 14193/CTBDU-TTHT? (Hình từ internet)
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Tải xuống Tại đây.
Tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn (TT78).
Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót.
Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Qua bài viết, EasyInvoice mong rằng các bạn có thêm thông tin bổ ích để xử lý tình huống điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ trong thực tế.
Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng Hóa đơn điện tử Easyinvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Video Hướng dẫn thông báo hóa đơn sai sót lên cơ quan thuế trên phần mềm EasyInvoice\
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, có những trường hợp hóa đơn bị viết sai và phải điều chỉnh. Khi đó, giữa người bán và người mua có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Trong bài viết này, E-invoice sẽ cung cấp mẫu biên bản và quy trình điều chỉnh hóa đơn sai sót.
Điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót.
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7, khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì có 5 trường hợp người nộp thuế phải nộp mẫu 04/SS-HĐĐT gồm có như sau:
- Trường hợp 1: Người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót.
Người bán gửi mẫu 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
- Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót.
Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
- Trường hợp 3: Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra sai sót.
Thời hạn thực hiện theo thông báo ghi trên mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo).
- Trường hợp 4: Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã lập theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP có sai sót:
Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.
- Trường hợp 5: Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP;