Tình Hình Chính Trị Trong Nước Tháng 7/2024

Tình Hình Chính Trị Trong Nước Tháng 7/2024

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Cơ cấu ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo ngành

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023[1]. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,61 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư, tăng

5,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 25,7%).

Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 7/2024 và 7 tháng đầu năm 2024

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024:

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:

(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 8/2024)

AsemconnectVietnam - Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 385 nghìn tấn, trị giá 1.387,4 triệu USD, giảm 11% về lượng song tăng 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2024. Riêng trong tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 28.000 tấn, trị giá 137 triệu USD; tăng 14% về lượng và tăng 27% về giá trị so với tháng trước đó; đồng thời giảm 33,45% về lượng nhưng tăng 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm về lượng là do trữ lượng thấp, nguồn cung không còn nhiều.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU  trong tháng 7/2024 đạt 4.958 USD/tấn, tăng 12% so với tháng 6/2024 và tăng 84,5% so với tháng 7/2023. Trong 7 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.586 USD/tấn, tăng 55,6% so với cùng kỳ 2023.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng tháng của Việt Nam sang EU biến động rất mạnh trong 7 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 1,3,7/2024 song giảm mạnh trong tháng 2,4,5,6/2024 so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm về lượng là do trữ lượng thấp, nguồn cung không còn nhiều. Đầu tiên là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến khô hạn xảy ra nhiều nơi, đặc biệt ở Tây Nguyên, vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam. Lượng mưa tăng vào trong tháng 8 rất có lợi cho mùa màng, dự kiến mùa mưa sẽ tiếp tục kéo dài hết tháng 10, trước khi vụ thu hoạch mùa mới bắt đầu khoảng tháng 10,11 hàng năm. Thứ hai, những năm vừa qua, giá cà phê rất thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, do đó nông dân không đầu tư nhiều vào cây trồng này. Nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích cây cà phê sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng, bơ, chanh dây. Ngoài ra, một số diện tích trồng cà phê đã già cỗi mà chưa kịp tái canh nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Trong khi, vụ cà phê mới phải đến tháng 10, tháng 11 mới bắt đầu thu hoạch. Do vậy, nguồn hàng để doanh nghiệp thu mua xuất khẩu rất hạn chế.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới.

Các thị trường tiêu thụ chính Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn thuộc khu vực EU có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ 2023 nhờ giá tăng. Trong đó:

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức  lớn nhất với 427,7 triệu USD (tương đương 121,5 nghìn tấn), tăng 42,2% về giá trị song giảm 11,6% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 32% cùng kỳ 2023. Giá xuất khẩu đạt trung bình 3.520 USD/tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 9,2 nghìn tấn, trị giá đạt 44,3 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 38% về giá trị so với tháng 6/2024 và  tăng 15,3% về lượng và tăng 103,6% về giá trị so với tháng 6/2023. Giá cà phê xuất sang Đức trong tháng này đạt trung bình 4.791 USD/tấn, tăng 12% so với tháng liền trước và tăng 76,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là thị trường Italy, xuất khẩu đạt 295,58 triệu USD (tương đương 91 nghìn tấn) trong 7 tháng đầu năm, giảm 14,5% về lượng song tăng 47,3% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 23,3% vào cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong thời gian này đạt trung bình 3.245 USD/tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7, xuất khẩu cà phê đạt 19,3 triệu USD (tương đương 4,5 nghìn tấn), giảm 9,3% về giá trị và giảm 22,5% về khối lượng so với tháng 6/2024 và giảm 41% về giá trị và giảm 67% về khối lượng so với tháng 7/2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong tháng này đạt trung bình 4.298 USD/tấn, tăng 17% so với tháng liền trước nhưng tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 3 là thị trường Tây Ba Nha, đạt 273,3  triệu USD (tương đương 71,7 nghìn tấn), tăng 81% về giá trị và tăng 17,7% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, cao hơn mức 15% của cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3.809 USD/tấn, tăng 53,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7, xuất khẩu đạt 34,1 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tấn), tăng 87% về giá trị và tăng 81% về khối lượng so với tháng 6/2024 nhưng giảm 9,2% khối lượng và tăng 58% về giá trị  so với tháng 7/2023. Giá cà phê xuất sang thị trường này đạt trung bình 5.287 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng liền trước nhưng tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.

Bulgari là nước có tỷ lệ tăng xuất khẩu mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm trên 100%.

Trái lại, trong 7 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm so với cùng kỳ 2023 như: Xuất sang Ireland giảm 91,14% còn 169.939 USD; sang Latvia giảm 69,02% còn 774.743 USD; sang Phần Lan giảm 61,39% còn 958.722 USD…

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

(MPI) – Tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, có 2.492 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 4,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 13,55 tỷ USD (tăng 11,3% so với cùng kỳ); Có 1.027 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 7,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 7,64 tỷ USD (tăng 48,1% so với cùng kỳ); Có 2.471 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 6,5% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,59 tỷ USD (giảm 26,2% so với cùng kỳ).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35%) và số lượt giao dịch GVMCP (chiếm 41,7%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 66,8%).

Đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, Xinh-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và GVMCP (chiếm 25,6%).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,1%) và GVMCP (chiếm 70,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,5%).

Tính tới hết tháng 9 năm 2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 17,3 USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt hơn 217,4 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ, chiếm 72,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn gần 216 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ, chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 179,5 tỷ USD, tăng 17,5% so cùng kỳ và chiếm 63,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.  Tính chung trong 9 tháng năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 38 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 36,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 18,2 tỷ USD./

Nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.31/16-20 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Cuốn sách gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam phù hợp với điều kiện mới.

Chương II: Xây dựng mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay – thực trạng, nguyên nhân và vấn đề đặt ta.

Chương III: Quan điểm, đề xuất mô hình và giải pháp xây dựng mô hình tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam phù hợp với điều kiện mới.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Nông nghiệp - Lúa mùa: Tính đến 20/11/2024, cả nước thu hoạch được 1.403,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 95,7% cùng kỳ năm trước, trong đó, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch 933,8 nghìn ha; các địa phương phía Nam thu hoạch 469,6 nghìn ha. - Lúa thu đông: Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2024 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 717,9 nghìn ha, tăng 22 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước. Tính đến 20/11/2024, toàn vùng đã thu hoạch được 414,3 nghìn ha lúa thu đông, bằng 103,2% cùng kỳ năm trước. - Lúa đông xuân: Tính đến ngày 20/11/2024, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 500,3 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 129,9% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 498,6 nghìn ha, bằng 130,1%.  - Cây hàng năm: Vụ đông năm nay tập trung vào cây trồng có giá trị kinh tế cao, thực hiện thâm canh rải vụ, nâng cao chất lượng để tăng giá bán sản phẩm, đặc biệt, tập trung vào sản xuất các loại cây có thị trường đầu ra ổn định như ngô, khoai lang, rau đậu. - Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò trong tháng có xu hướng giảm, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Tính đến cuối tháng 11/2024, tổng đàn trâu giảm 3,1% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng đàn bò giảm 0,4%; tổng đàn lợn tăng 3,5%; tổng đàn gia cầm tăng 2,9%. Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng Mười Một ước đạt 31,4 nghìn ha, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 2.366,2 nghìn m3, tăng 7,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 9,0 triệu cây, giảm 4,2%; diện tích rừng bị thiệt hại là 78,2 ha, tăng gần 2,6 lần. Tính chung mười một tháng năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 263,9 nghìn ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 89,3 triệu cây, tăng 3,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 20.855,8 nghìn m3, tăng 7,9%; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.585,9 ha, giảm 7,8%. Thủy sản Sản lượng thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 864,8 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 8.754,6 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.189,4 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.565,2 nghìn tấn, tăng 0,7%. Sản xuất công nghiệp - Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 8,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 7,3%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm. - Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 03 địa phương trên cả nước. - Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2024 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[1] - Trong tháng Mười một, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước; có hơn 7,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 10,9% và tăng 17,4%; có 4.243 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 22,2% và giảm 5,9%; 7.550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 39,2% và tăng 14,4%; có 1.910 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 14,2%. Tính chung 11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023; bình quân một tháng có gần 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 173,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có hơn 15,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường Đầu tư - Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 75,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 76,3% và tăng 24,3%). - Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/11/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,38 tỷ USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. - Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2024 có 151 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 555,2 triệu USD; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh 43,5 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 139,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 170,8 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.560,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,6% dự toán năm và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%). Xuất, nhập khẩu hàng hóa[2] Trong tháng Mười một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD. - Xuất khẩu hàng hóa + Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%. + Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2024 nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%. - Nhập khẩu hàng hóa + Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%. + Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 323,72 tỷ USD, chiếm 93,7%. - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD. - Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD. Tính chung11 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười Một tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%. - Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%. - Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 4,97%. Vận tải hành khách và hàng hóa Vận tải hành khách tháng 11/2024 ước đạt 464,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,0%. Tính chung 11 tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.596,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%. Vận tải hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 246,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 49,6 tỷ tấn.km, tăng 14,4%. Tính chung 11 tháng năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%. Khách quốc tế đến Việt Nam Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước. Một số tình hình xã hội - Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 11 tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu; các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. - Trong 11 tháng năm 2024, cả nước có 114,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (18 ca tử vong); 67,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 14,3 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi (04 ca tử vong); 74 trường hợp tử vong do bệnh dại; 532 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 22 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 10 trường hợp mắc bạch hầu (01 ca tử vong); 01 trường hợp mắc cúm A và đã tử vong. - Trong tháng Mười một (từ 26/10-25/11/2024), cả nước đã xảy ra 1.994 vụ tai nạn giao thông. Tính chung 11 tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người. - Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung 11 tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 84.345,1 tỷ đồng, gấp hơn 19,1 lần cùng kỳ năm 2023. - Trong tháng (từ 18/10-17/11/2024), các cơ quan chức năng phát hiện 978 vụ vi phạm môi trường tại 49/63 địa phương. Tính chung 11 tháng năm nay, các cơ quan chức năng phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. - Trong 11 tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.

[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 02/12/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.

[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).

[3] Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 11/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 3/12/2024.

[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2023 đạt 620,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 323,2 tỷ USD, giảm 5,7%; nhập khẩu đạt 297,0 tỷ USD, giảm 13,3%.

Chi tiết Báo cáo kinh tế xã hội tháng Mười một và 11 tháng năm 2024 của TCTK tại đây

Trong đó, trị giá xuất khẩu là 36,24 tỷ USD, tăng 7,7%, tương ứng tăng 2,58 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 33,88 tỷ USD, tăng 11,2%, tương ứng tăng 3,42 tỷ USD so với tháng trước.

Lũy kế trong 7 tháng của năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 64,66 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu 7 tháng của năm 2024 đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 31,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 7 tháng của năm 2024 là 212,96 tỷ USD, tăng 18,5%, tương ứng tăng 33,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7-2024 thặng dư 2,36 tỷ USD. Tính chung 7 tháng của năm 2024 mức thặng dư thương mại hàng hóa là 14,53 tỷ USD, thấp hơn 1,97 tỷ USD so với mức thặng dư 16,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Trong 7 tháng của năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 141,86 tỷ USD tăng 20,8% tương ứng tăng 24,47 tỷ USD so với 7 tháng của năm 2023. Trong đó xuất khẩu đạt 64,27 tỷ USD, tăng 20,9% tương ứng tăng 11,1 tỷ USD và nhập khẩu đạt 77,58 tỷ USD, tăng 20,8% tương ứng tăng 13,37 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI trong 7 tháng của năm 2024 đạt 298,6 tỷ USD, tăng 15,6% tương ứng tăng tới 40,19 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 163,21 tỷ USD, tăng 14,2%, tương ứng tăng 20,24 tỷ USD và nhập khẩu đạt 135,38 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 19,95 tỷ USD.

Trong 7 tháng của năm 2024, có 5 thị trường/khu vực thị trường nhập khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường có mức trị giá tăng mạnh nhất với 20,96 tỷ USD; tiếp theo là Hàn Quốc tăng 3,36 tỷ USD; ASEAN tăng 3,08 tỷ USD; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 1,98 tỷ USD và Cô-oét tăng 1,06 tỷ USD.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng của năm 2024 từ nhiều thị trường chủ lực khác đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ Nhật Bản với 12,52 tỷ USD, tăng 5,5% (tương ứng tăng 651 triệu USD); từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 12,37 tỷ USD, tăng 19% (tương ứng tăng 1,98 tỷ USD); EU (27 nước) với 9,31 tỷ USD, tăng 10,2% (tương ứng tăng 861 triệu USD); Hoa Kỳ với 8,46 tỷ USD, tăng 5% (tương ứng tăng 402 triệu USD) và Cô-oét với 4,59 tỷ USD, tăng 29,8% (tương ứng tăng 1,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ nhất)

Sáng ngày 08-7-2024, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ nhất).

Tham dự Lễ khai giảng có các đồng chí: Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng 50 đồng chí học viên tham dự lớp bồi dưỡng.

Chiều ngày 08-7-2024, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do PGS, TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện làm Trưởng đoàn đã trao tặng nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh Vàng Văn Lương tại Vị Xuyên, Hà Giang

Sáng ngày 06-7-2024, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gồm: Tạp chí Lý luận chính trị, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng và Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đến dâng hương, tri ân liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị

BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, nhanh và khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra ngày càng gay gắt, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia tác động đến hòa bình, ổn định trên thế giới, làm suy giảm hệ thống thương mại, đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đó, thiên tai, thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, sau nhiều biến động, kinh tế thế giới đang dần ổn định khi thương mại hàng hóa toàn cầu được cải thiện trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, điều kiện tài chính đang tiếp tục được nới lỏng, nguồn cung lao động gia tăng. Kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi nhưng chậm. Trong tháng 9/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với các dự báo trước đó, đạt từ 2,7% đến 3,2%, tương đương tăng trưởng năm 2023.

Liên Hợp Quốc (UN)[1] dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 2,7%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024; Fitch Ratings (FR)[2] dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,7%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2024; tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)[3] dự báo đạt 3,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 5/2024; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)[4] dự báo đạt 3,2%, giữ nguyên so với dự báo tại thời điểm tháng 4/2024.

Trong khu vực, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Xin-ga-po là 2,6%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7/2024; Thái Lan 2,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm; giữ nguyên tăng trưởng của các nước Ma-lai-xi-a là 4,5%; In-đô-nê-xi-a 5,0% và Phi-li-pin 6,0%. Đối với Việt Nam, WB dự báo tăng trưởng GDP đạt 6,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 6/2024; ADB dự báo đạt 6% (không thay đổi so với dự báo trong tháng 7/2024) và IMF dự báo đạt 6,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4/2024.

Trong nước, cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở các tỉnh phía Bắc. Trước tình hình đó, với quyết tâm nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão lũ, sớm ổn định đời sống của Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng; Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Bộ, ngành, địa phương đã theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đặt ra, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý III và 9 tháng năm 2024 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2021 trong giai đoạn 2020-2024[5], đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, đây là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong 6 năm gần đây[6]; khu vực dịch vụ tăng 7,51%, đóng góp 47,04%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, (đóng góp 5,37%) chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020-2024[7] do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão số 3 trong tháng 9/2024 nên tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ các năm trước; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19% (đóng góp 46,22%), trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%[8]; Khu vực dịch vụ tăng 6,95% (đóng góp 48,41%), trong đó một số ngành dịch vụ thị trường duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế như: bán buôn và bán lẻ tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 11,03%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,47%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,48%.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,64%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,10%; khu vực dịch vụ chiếm 42,80%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,46% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2023 là 11,80%; 36,98%; 42,61%; 8,61%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,18% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 62,66% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,86%, đóng góp 36,68%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,05%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,66%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong tháng Chín bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 và mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại lớn về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của nhiều tỉnh phía Bắc. Tuy vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III và 9 tháng năm 2024 của cả nước vẫn duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Sản xuất lúa vụ đông xuân và hè thu đạt kết quả khá. Sản lượng một số cây ăn quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước do khai thác tối đa thị trường xuất khẩu. Đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định. Sản xuất lâm nghiệp thuận lợi do giá gỗ nguyên liệu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính tăng cao.

Vụ lúa hè thu năm nay cả nước gieo cấy được 1.909,2 nghìn ha, giảm 3,6 nghìn ha[9] so với vụ hè thu năm trước, chủ yếu do do ảnh hưởng của hạn hán, nhiễm mặn, nhiều địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Đến ngày 20/9/2024 cả nước thu hoạch được 1.800,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 94,3% diện tích gieo cấy và bằng 100,4% cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa vụ hè thu năm nay ước đạt 58,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với năm trước; sản lượng ước đạt 11,1 triệu tấn, tăng 77,6 nghìn tấn.

Tính đến 20/9/2024, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.464,9 nghìn ha, bằng 99,6% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 996,6 nghìn ha, bằng 99,1%[10], các địa phương phía Nam đạt 468,3 nghìn ha, bằng 100,5%. Đến nay, lúa mùa tại các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn trỗ bông, một số trà lúa sớm ở giai đoạn vào chắc, chín và đã cho thu hoạch 141,9 nghìn ha, chiếm 14,2% diện tích gieo cấy và bằng 110,4% cùng kỳ năm trước.

Vụ mùa năm nay tại các tỉnh miền Bắc diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi: mưa lớn kéo dài từ đầu vụ, tiếp đó là chịu ảnh hưởng liên tiếp từ hai cơn bão, đặc biệt là bão số 3 và hoàn lưu bão gây úng ngập[11]. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, nhiều diện tích lúa mùa bị mất trắng[12] do ảnh hưởng của bão số 3, trong đó Bắc Giang 16,9 nghìn ha; Hải Phòng 10,1 nghìn ha; Nam Định 7,8 nghìn ha; Thái Bình 7,2 nghìn ha; Hưng Yên 5,2 nghìn ha; Thái Nguyên 5,5 nghìn ha; Lạng Sơn 4,1 nghìn ha; Yên Bái 2,4 nghìn ha; Vĩnh Phúc 1,7 nghìn ha; Hà Nam 0,8 nghìn ha.

Đến ngày 20/9/2024 các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo sạ được 626,0 nghìn ha lúa thu đông, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023. Diện tích lúa thu đông tăng khá do thời tiết thuận lợi, đủ nước tưới, người dân tranh thủ xuống giống. Hiện lúa thu đông đang ở giai đoạn trổ đều. Tuy nhiên, nước thủy triều dâng cao có thể ảnh hưởng đến một số diện tích lúa ở giai đoạn chắc xanh đến chín do đó cần tăng cường công tác giám sát, theo dõi, thông báo kịp thời tình hình thời tiết, sâu bệnh, đồng thời chuẩn bị các phương tiện cần thiết để bảo vệ diện tích lúa thu đông chưa thu hoạch..

Tính đến ngày 20/9/2024, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 815 nghìn ha ngô, bằng 99,0% cùng kỳ năm trước; 74,1 nghìn ha khoai lang, bằng 101,8%; 27,9 nghìn ha đậu tương, bằng 95,3%; 142,1 nghìn ha lạc, bằng 97,7%; 1.022,8 nghìn ha rau đậu các loại, bằng 100,4%. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, một số địa phương có diện tích rau màu bị mất trắng như Hưng Yên 2,26 nghìn ha; Bắc Giang 1,25 nghìn ha; Hà Nam 0,45 nghìn ha; Thái Bình 0,3 nghìn ha; Lào Cai 0,38 nghìn ha; Thái Nguyên 0,36 nghìn ha...

Sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp chủ yếu 9 tháng năm 2024 gồm: Chè búp đạt 927,3 nghìn tấn, tăng 0,1%; cao su đạt 877,6 nghìn tấn, tăng 2,7%; dừa đạt 1.574,7 nghìn tấn, tăng 5,1%; hồ tiêu đạt 244,6 nghìn tấn, tăng 3,2%. Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả đều tăng khá: Sầu riêng đạt 984,8 nghìn tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước; xoài đạt 858,4 nghìn tấn, tăng 3,6%; cam đạt 1.084,4 nghìn tấn, tăng 2,3%; thanh long đạt 692,8 nghìn tấn, tăng 1,3%.

Chăn nuôi trâu, bò trong 9 tháng năm 2024 có xu hướng giảm[13]. Giá thịt lợn hơi tăng[14] nhưng dịch tả lợn châu Phi còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các hộ chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng trong tháng Chín bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nhưng nhìn chung đàn gia cầm cả nước duy trì tăng trưởng ổn định, chăn nuôi gia cầm trong doanh nghiệp tăng trưởng khá, dịch bệnh được kiểm soát.

Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước 9 tháng năm 2024 ước đạt 200,0 nghìn ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 71,3 triệu cây, tăng 3,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 16.068,9 nghìn m3, tăng 7,0%.

Diện tích rừng bị thiệt hại 9 tháng năm 2024[15], cả nước có 1.445,7 ha rừng bị thiệt hại, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích rừng bị chặt, phá là 705,3 ha, giảm 23,5%; diện tích rừng bị cháy là 740,4 ha, tăng 10,2%. Tính riêng số diện tích rừng bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3 là 190,0 ha.

Hoạt động sản xuất thủy sản trong tháng Chín tại các địa phương ven biển phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Tuy nhiên, nhờ kết quả sản xuất thủy sản tại các địa phương trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long[16] nên hoạt động nuôi trồng thủy sản cả nước duy trì tăng trưởng.

Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 7.019,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2024 ước đạt 2.638,4 nghìn tấn, tăng 2,2%), bao gồm: Cá đạt 4.918,3 nghìn tấn, tăng 2,3%; tôm đạt 1.081,7 nghìn tấn, tăng 4,1%; thủy sản khác đạt 1.019,1 nghìn tấn, tăng 1,2%.,

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2024 ước đạt 4.044,8 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2024 ước đạt 1.617,4 nghìn tấn, tăng 3,4%), bao gồm: Cá đạt 2.595,2 nghìn tấn, tăng 3,8%; tôm đạt 976,0 nghìn tấn, tăng 4,5%; thủy sản khác đạt 473,6 nghìn tấn, tăng 1,7%. Riêng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra là 35 nghìn ha và hơn 11,8 nghìn lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Riêng sản lượng cá tra ước đạt 1.259,5 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 701,4 nghìn tấn, tăng 5,3%; sản lượng tôm sú đạt 210,3 nghìn tấn, tăng 2,2%.

Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng năm 2024, ước đạt 2.974,3 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2024 ước đạt 1.021,0 nghìn tấn, tăng 0,3%), bao gồm: Cá đạt 2.323,1 nghìn tấn, tăng 0,7%; tôm đạt 105,7 nghìn tấn, tăng 0,7%; thủy sản khác đạt 545,5 nghìn tấn, tăng 0,8%.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 9,59% so với quý III/2023[17]. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước tính tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,47%; quý II tăng 8,78%; quý III tăng 9,59%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76% (quý I tăng 7,21%; quý II tăng 10,39%; quý III tăng 11,41%), đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,11%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,83%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,01%, làm giảm 0,22 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 26,7%; xăng dầu tăng 20,3%; thép cán tăng 16,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,9%; đường kính tăng 13,5%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,3%; sữa bột tăng 12,1%; ô tô tăng 11,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 15,0%; điện thoại di động giảm 7,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 5,9%; than đá (than sạch) giảm 4,2%; bia giảm 2,8%; Alumin giảm 2,3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2024 giảm 2,1% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,6%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2024 tăng 5,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 8,5% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19,4%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2024 là 76,8% (bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2024 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,2% so với cùng thời điểm năm trước.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp[18]

Trong tháng Chín, cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 63 nghìn lao động, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 25,5% về vốn đăng ký và giảm 12,3% về số lao động so với tháng 8/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 5,0% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 11,1% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 6,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 23,7% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 121,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.158,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 735,0 nghìn lao động, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 3,4% về vốn đăng ký và giảm 3,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2024 đạt 9,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2024 là 2.310,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 61,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 25,0% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm 2024 lên hơn 183,0 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 9 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 86,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; gần 61,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 33,4%; gần 15,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9%. Bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2024 cho thấy: Có 34,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý II/2024; 42,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 22,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn[19]. Dự kiến quý IV/2024, có 42,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2024; 40,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ từ đầu năm đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách tăng 7,4% và luân chuyển tăng 12,2%; vận chuyển hàng hóa tăng 13,7% và luân chuyển tăng 10,5%; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 43,0%; số lượt người Việt Nam xuất cảnh tăng 6,1%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành quý III/2024 ước đạt 1.591,0 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với quý trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.703,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,1%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,6%). Theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2024 ước đạt 3.630,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 543,0 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 45,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,7%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 484,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2%.

Trong 9 tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 3.660,2 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,2%) và luân chuyển đạt 204,6 tỷ lượt khách.km, tăng 12,2% (cùng kỳ năm trước tăng 26,7%). Vận tải hàng hóa ước đạt 1.917,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 14,6%) và luân chuyển 393,4 tỷ tấn.km, tăng 10,5% (cùng kỳ năm trước tăng 11,3%).

D­­oanh thu hoạt động viễn thông chin tháng năm 2024 ước đạt 265,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,9%). Tổng số thuê bao điện thoại tại thời điểm cuối tháng 9/2024 ước đạt 121,7 triệu thuê bao, giảm 4,6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó, số thuê bao di động là 119,3 triệu thuê bao, giảm 4,8%[20]; số thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định ước đạt 23,8 triệu thuê bao, tăng 5,9%.

Trong tháng 9/2024[21], khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt người, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 10,8 triệu lượt người, chiếm 84,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt gần 1,8 triệu lượt người, chiếm 13,8% và tăng 68,1%; bằng đường biển đạt gần 165,7 nghìn lượt người, chiếm 1,3% và tăng 158,7%.

Số lượt người Việt Nam xuất cảnh[22] trong tháng 9/2024 là 421,8 nghìn lượt người, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 4,1 triệu lượt người, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

Lãi suất cho vay giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm bắt đầu tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực, thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt.

Tính đến thời điểm 27/9/2024, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,10% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm năm trước tăng 5,40%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,79% (cùng thời điểm năm trước tăng 6,63%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,53% (cùng thời điểm năm trước tăng 6,24%).

Về thị trường bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý III/2024 ước đạt 56,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165,5 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4%. Trong đó, doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 58,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9%; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt gần 107 nghìn tỷ đồng, giảm 6,5%.

Về thị trường chứng khoán, chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường chứng khoán.

Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 30/9/2024, chỉ số VNIndex đạt 1.287,94 điểm, tăng 0,32% so với cuối tháng trước và tăng 13,98% so với cuối năm 2023; mức vốn hóa thị trường (đến ngày 17/9/2024) đạt 6.904,7 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với cuối năm 2023. Trong tháng 9/2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 13.426 tỷ đồng/phiên, giảm 28,0% so với bình quân tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.655 tỷ đồng/phiên, tăng 28,9% so với bình quân năm 2023.

Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 9/2024 đạt 10.666 tỷ đồng/phiên, giảm 3,4% so với bình quân tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.807 tỷ đồng/phiên, tăng 65,9% so với bình quân năm 2023.

Mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm, sản xuất phục vụ xuất khẩu tăng trưởng tốt, các chính sách về miễn giảm, giãn, hoãn thuế tiếp tục được triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy đầu tư mới và mở rộng sản xuất, tăng cường thu hút và thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội. 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt 664,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng vốn và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.336,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,3% và tăng 7,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 415,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,2% và tăng 10,7%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[23] tính đến ngày 30/9/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn đăng ký cấp mới có 2.492 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 13,55 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 11,3% về số vốn đăng ký; có 1.027 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 7,64 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước; có 2.471 lượt đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3,59 tỷ USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, có 932 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,86 tỷ USD; 1.539 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,73 tỷ USD).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2024 có 105 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 177,5 triệu USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước; có 20 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh 12,0 triệu USD, giảm 93,0%. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) 9 tháng năm 2024  đạt 189,6 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thu, chi ngân sách Nhà nước[24]

9 tháng năm 2024 ước tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024 ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thu nội địa  ước đạt 1.203,1 nghìn tỷ đồng, bằng 83,3% và tăng 18,9%; thu từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, bằng 96,6% và giảm 2,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 200,2 nghìn tỷ đồng, bằng 98,1% và tăng 17,6%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024 ước đạt 1.256,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán năm và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên ước đạt 856,5 nghìn tỷ đồng, bằng 68,0% và tăng 6,8; chi đầu tư phát triển đạt 320,6 nghìn tỷ đồng, bằng 47,3% và giảm 11,8%; chi trả nợ lãi 77,3 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2% và tăng 6,6%.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ[25]

Trong tháng Chín, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 65,81 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3%[26]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2024 sơ bộ đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước. Quý III/2024, kim ngạch xuất khẩu sơ bộ đạt 108,6 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,6% so với quý II/2024. Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 83,47 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 216,16 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 72,1%. Có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2024 sơ bộ đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước. Quý III/2024, kim ngạch nhập khẩu sơ bộ đạt 99,74 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,1% so với quý II/2024. Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%. Có 40 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45%).

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng Chín xuất siêu 2,29 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 20,79 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 22,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 50,6% tổng kim ngạch), tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 4,9 tỷ USD (chiếm 28,1%), tăng 7,9%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm 2024 ước đạt 26,6 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 8,8 tỷ USD), tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 40,2% tổng kim ngạch), tăng 17,7%; dịch vụ du lịch đạt 9,3 tỷ USD (chiếm 34,7%), tăng 68%.

Nhập siêu dịch vụ 9 tháng năm 2024 là 9,2 tỷ USD.

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP[28]; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Trong 9 tháng năm 2024, thị trường hàng hóa toàn cầu chịu tác động bởi diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thế giới. Các cuộc xung đột leo thang, gây bất ổn đối với an ninh, hòa bình thế giới. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt. Trong nước, hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ duy trì theo hướng tăng trưởng ổn định, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu. Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu quý III và 9 tháng năm 2024 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giảm theo thị trường thế giới.

Trong mức tăng 0,29% của CPI tháng 9/2024 so với tháng trước, có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức tăng 2,09%; tiếp đến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,92%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng tăng 0,52%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,15%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,03%. Hai nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,24% và nhóm giao thông giảm 2,77%.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2024 tăng 1,88% so với tháng trước; tăng 22,66% so với tháng 12/2023; tăng 32,27% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 26,27%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2024 giảm 1,79% so với tháng trước; tăng 1,7% so với tháng 12/2023; tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 5,46%.

Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất

Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2024 ước tăng 1,47% so với quý II/2024 và tăng 9,34% so với cùng kỳ năm trước; tương tự Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp có mức tăng tương ứng là 0,07% và tăng 1,51%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 0,61% và tăng 5,59%. Tính chung 9 tháng, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,07% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 0,67%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 6,6%.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III/2024 ước tăng 0,42% so với quý trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,77%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,9%; dùng cho xây dựng tăng 0,2%.

Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Quý III/2024, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa ước giảm 0,11% so với quý trước và giảm 0,43% so với cùng kỳ năm 2023; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tương ứng tăng 0,33% và giảm 0,71%; Tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT)[29] tương ứng giảm 0,44% và tăng 0,28%. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 1,44% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa giảm 1,73%; tỷ giá thương mại hàng hóa tăng 0,29%.

Thị trường lao động, việc làm trong quý III/2024 tiếp tục khởi sắc với lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động[30] tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 210,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212 nghìn người; thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 519 nghìn đồng; tỷ lệ thất nghiệp là 2,26%, giảm 0,02 điểm phần trăm và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,99%, giảm 0,03 điểm phần trăm.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2024 ước tính là 52,7 triệu người, tăng 114,1 nghìn người so với quý trước và tăng 238,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5% tương ứng giảm 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28,5%, tương ứng tăng 0,4 điểm phần trăm và tăng 1,2 điểm phần trăm. Tính chung 9 tháng năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 210,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28,1%, tăng 1,3 điểm phần trăm.

Lao động có việc làm quý III/2024 ước tính là 51,6 triệu người, tăng 114,6 nghìn người so với quý trước và tăng 244,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động[31] quý III/2024 là 861,4 nghìn người, giảm 86,7 nghìn người so với quý trước và giảm 79,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III/2024 là 1,87%, cùng giảm 0,19 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 914,1 nghìn người, giảm 8,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,99%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động[32] quý III/2024 là 2,24%, giảm 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,29%; khu vực nông thôn là 2,2%. Tính chung 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,26%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,55%; khu vực nông thôn là 2,07%.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng[33] quý III/2024 là 4,2% (tương ứng với khoảng 2,2 triệu người), trong đó khu vực thành thị là 3,4% và khu vực nông thôn là 4,7%. Tính chung 9 tháng năm 2024, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 4,3%, không đổi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 3,8% giảm 0,5 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 4,6%, tăng 0,2 điểm phần trăm.

Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Theo kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống dân cư năm 2024[34] tình hình đời sống dân cư trong 9 tháng năm 2024 được cải thiện hơn. Thu nhập bình quân đầu người một tháng trong kỳ 9 tháng năm nay ước đạt gần 5,4 triệu đồng/người/tháng, trong đó thành thị đạt gần 6,7 triệu đồng/người/tháng và nông thôn là gần 4,7 triệu đồng/người/tháng. So với năm 2023, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2024 tăng 7,8%, cao hơn mức tăng thu nhập năm 2023 so với 2022 (tăng 6,2%).

Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, các ngành và địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ địa phương, trong 9 tháng năm nay (tính đến ngày 25/9/2024), lãnh đạo trung ương và địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm cũng đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 là 19,6 nghìn tỷ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 4 nghìn tỷ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là gần 26,6 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ đột xuất, bất thường phát sinh tại địa phương là 1,84 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội đã cấp phát hơn 26,6 triệu thẻ BHYT, sổ, thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tháng Chín, tính đến ngày 25/9/2024, Chính phủ đã có các quyết định cấp 432,6 tấn gạo hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong cơn bão số 3. Tính chung 9 tháng năm 2024, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu và 432,6 tấn gạo cho gần 28,9 nghìn nhân khẩu chịu ảnh hưởng do thiên tai.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng tháng 8/2024, cả nước có 6.292/8.162 (khoảng 77,1%)[35] xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó 2.163 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 17 xã so với tháng 7/2024); 471 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 06 xã); bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 296 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm 46% số huyện cả nước) hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 11 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2023-2024, cả nước có 2.323 điểm thi với 45.149 phòng thi và 1.071,4 nghìn thí sinh đăng ký dự thi (tăng 4,6% so với năm 2022-2023), trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 1.014,0 nghìn thí sinh, chiếm 94,65%; tổng số học sinh dự thi là 1.067,3 nghìn thí sinh, chiếm 99,6% số thí sinh đăng ký dự thi. Số học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp là 1.025,4 nghìn thí sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2023-2024 đạt 99,39%, tăng 0,51 điểm phần trăm so với năm 2023-2024.

Tính đến 20/6/2024[36], trên địa bàn toàn quốc đối với giáo dục mầm non: có 15.269 trường mầm non (giảm 0,04% so với năm học 2022-2023); 365,2 nghìn giáo viên mầm non (tăng 2,8%) và 4,85 triệu trẻ em đi học mầm non (giảm 3,4%); đối với giáo dục phổ thông: có 25.901 trường phổ thông (giảm 0,6% so với năm học 2022-2023), bao gồm: 12.170 trường tiểu học, 8.580 trường trung học cơ sở; 2.371 trường trung học phổ thông và 2.780 trường phổ thông nhiều cấp học. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 829,9 nghìn thầy cô (tăng 2,7%), bao gồm: 390,6 nghìn giáo viên tiểu học, 292,3 nghìn giáo viên trung học cơ sở và 147,0 nghìn giáo viên trung học phổ thông. Tổng số học sinh phổ thông toàn quốc là 18,4 triệu học sinh (tăng 1,6%); bao gồm: 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và gần 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Về giáo dục nghề nghiệp[37], tính đến tháng 8/2024, cả nước có 1.878 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: 392 trường cao đẳng (công lập: 291 trường, tư thục: 98 trường, có vốn đầu tư nước ngoài: 03 trường); 428 trường trung cấp (công lập: 199 trường, tư thục: 228 trường, có vốn đầu tư nước ngoài: 01 trường); 1058 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (công lập: 698 trung tâm, tư thục: 358 trung tâm, có vốn đầu tư nước ngoài: 02 trung tâm).

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm[38]

Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có 74,8 nghìn người mắc bệnh sốt xuất huyết (11 ca tử vong); hơn 46,9 nghìn người mắc bệnh tay chân miệng; 3,7 nghìn người sốt phát ban nghi sởi; 67 người tử vong do bệnh dại; 347 người mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 14 người mắc viêm màng não do não mô cầu; 01 người mắc cúm A bị tử vong và 01 người mắc bệnh bạch hầu.

Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/9/2024 là 244,4 nghìn người và số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 115,5 nghìn người.

Về ngộ độc thực phẩm, trong 9 tháng 2024 (từ ngày 19/12/2023 đến 18/9/2024) cả nước xảy ra 89 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.378 người bị ngộ độc (11 người tử vong).

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa luôn được quan tâm; thể thao phong trào được duy trì, thể thao thành tích cao có đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Trong quý III/2024 đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia và đạt giải tại một số sự kiện như: Tuyển Wushu Việt Nam giành 4 huy chương vàng, đứng vị trí thứ 4 tại Giải Thái cực quyền thế giới 2024 tại Xin-ga-po; Giải vô địch Trượt băng tốc độ đường ngắn châu Á 2024 tại In-đô-nê-xi-a; Việt Nam dẫn đầu Giải đá cầu vô địch châu Á 2024 và vô địch trẻ châu Á 2024 với 8 huy chương vàng, 6 huy chương bạc diễn ra tại Thừa Thiên - Huế; Giải Cờ vua các nhóm tuổi ASEAN mở rộng năm 2024 tại Lào từ ngày 22-31/8; giành 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, đứng hạng 4 tại Giải wushu vô địch châu Á 2024; giành 3 huy chương vàng, xếp vị trí thứ hai tại giải Karate vô địch châu Á 2024 tại Trung Quốc; giành huy chương bạc Giải World Championship Billiards 2024.

Tháng Chín số vụ tai nạn giao thông giảm 0,8%, so với tháng trước và giảm 14,2% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 9 tháng số vụ tai nạn giao thông tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng Chín (từ 26/8/2024 25/9/2024), cả nước đã xảy ra 1.760 vụ tai nạn giao thông, làm chết 906 người và bị thương 1.251 người. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tai nạn giao thông giảm 14,2%, số người chết giảm 12,0% số người bị thương giảm 14,7%.

Tính chung 9 tháng năm 2024 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.629 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.045 người, bị thương 13.167 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 7,2%; số người chết giảm 9,7%; số người bị thương tăng 17,4%. Bình quân một ngày trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra hơn 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 29 người, bị thương 48 người.

Do ô nhiễm môi trường và cháy, nổ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân ở một số địa phương.

Thiệt hại do thiên tai trong tháng Chín và chín tháng năm 2024 chủ yếu do ảnh hưởng mưa lũ và bão, đặc biệt là cơn bão số 3. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/9/2024, cơn bão số 3 làm 345 người chết, mất tích; 1.978 người bị thương; 4.713 nhà sập đổ; 401.275 nhà bị hư hại, ngập nước; khoảng 286,6 nghìn ha lúa, hơn 63,3 nghìn ha hoa màu bị hư hại; 44,5 nghìn con gia súc, hơn 5,76 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của các địa phương nơi cơn bão đi qua và hoàn lưu sau bão cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Hệ thống giao thông bị chia cắt, thông tin liên lạc bị mất kết nối; trường, lớp học bị thiệt hại ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, cây xanh đô thị bị gãy đổ nhiều... Ước tính giá trị thiệt hại lên tới 81,8 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong chín tháng năm nay trên địa bàn cả nước các cơ quan chức năng[40] đã phát hiện 17,3 nghìn vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 15,8 vụ với tổng số tiền phạt là 224,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung chín tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.193 vụ cháy, nổ, làm 85 người chết và 87 người bị thương, thiệt hại ước tính 217,4 tỷ đồng, giảm 39,8% so với cùng kỳ năm trước./.

[1] UN (Tháng 9/2024), “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới - cập nhật tháng 9/2024”, https://www.un.org/development/desa/dpad/wp-content/uploads/sites/45/WESP-2024_September_2024_WEB.pdf, truy cập ngày 26/9/2024.

[2] FR (Tháng 9/2024), “Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 9/2024”, https://www.fitchratings.com/research/sovereigns/global-economic-outlook-september-2024-10-09-2024, truy cập ngày 26/9/2024.

[3] OECD (Tháng 9/2024), “Báo cáo Triển vọng kinh tế OECD sơ bộ: Rẽ ngoặt”, https://www.oecd.org/en/publications/oecd-economic-outlook-interim-report-september-2024_1517c196-en.html, truy cập ngày 26/9/2024.

[4] IMF (Tháng 7/2024), “Triển vọng kinh tế thế giới cập nhật - Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bế tắc”, https://www.imf.org/-/media/Files/Publications/WEO/2024/Update/July/English/text.ashx, truy cập ngày 26/9/2024.

[5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III các năm 2020-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 3,11%; 2,52%; 4,67%; 4,30%; 2,58%. Quý III/2021 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 2,52% do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất đầu vào tăng cao và dịch tả lợn châu Phi.

[6] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III các năm 2019-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 10,38%; 3,46%; -4,83%; 11,24%; 5,59%; 11,41%.

[7] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm 9 tháng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản so với cùng kỳ năm trước các năm 2020-2024 lần lượt là: 1,90%; 3,84%; 3,66%; 3,71% và 3,20%. Trong 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, xâm nhập mặn và dịch tả lợn châu Phi nên tăng thấp.

[8] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng các năm 2011-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 12,06%; 8,10%; 5,91%; 6,21%; 8,78%; 10,49%; 10,76%; 11,51%; 9,91%; 3,20%; 4,36%; 9,99%; 1,94% và 9,76%.

[9] Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 1.469,8 nghìn ha, giảm 4,6 nghìn ha.

[10] Vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy 456,2 nghìn ha, bằng 99,1% cùng kỳ năm trước; vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 407,3 nghìn ha, bằng 99,3%; vùng Bắc Trung Bộ đạt 133,1 ha, bằng 98,6%.

[11] Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới khả năng thời tiết tiếp tục có mưa vừa, mưa to ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục ảnh hưởng do mưa bão, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2024, đồng thời tập trung triển khai kế hoạch sản xuất rau màu vụ Đông 2024-2025, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, chủ động thực hiện các biện pháp chuẩn bị ứng phó thiên tai trong thời gian tới.

[12] Theo Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu Thống kê quốc gia: “Diện tích cây hằng năm bị mất trắng: Là diện tích cây trồng sau khi kết thúc thời kỳ gieo trồng, chuyển sang thời kỳ sinh trưởng, phát triển chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh… dẫn đến sản lượng thu được dưới mức 30% so với sản lượng sản xuất ở điều kiện bình thường”.

[13] Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt giảm chủ yếu do điều kiện chăn nuôi khó khăn, chi phí chăn nuôi cao, lợi nhuận mang lại thấp, dẫn đến việc giảm số lượng đầu con. Tuy nhiên, đàn bò sữa vẫn phát triển ổn định.

[14] Giá thịt lợn hơi thời điểm 29/9/2024 dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg tùy từng địa phương.

[15] Số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến 15/9/2024.

[16] Đồng Bằng sông Cửu Long chiếm hơn 70% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước.

[17] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III các năm 2012-2024 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 8,17%; 4,85%; 6,59%; 9,29%; 7,9%; 9,93%; 9,45%; 9,38%; 2,38%; -4,6%; 10,69%; 4,51%; 9,59%.

[18] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 03/10/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.

[19] Chỉ số tương ứng của quý II/2024: Có 37,4% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2024; 41,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,0% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

[20] Số thuê bao di động giảm là do số lượng thuê bao điện thoại di động 2G giảm theo lộ trình thực hiện mục tiêu Chương trình chuyển đổi số quốc gia và ngành Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước, kiểm soát, hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ SIM rác nên số lượng thuê bao di động đăng ký mới giảm đáng kể. Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thời điểm dừng công nghệ di động 2G trên toàn quốc đến ngày 15/10/2024 (theo kế hoạch là cuối tháng 9/2024).

[21] Kỳ báo cáo từ ngày 26/8/2024-25/9/2024.

[22] Là công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

[23] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 30/9/2024.

[24] Theo Báo cáo số 245/BC-BTC ngày 27/9/2024 của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước tháng 9 và 9 tháng năm 2024.

[25] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).

[26] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023 đạt 497,4 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 259,7 tỷ USD, giảm 8,2%; nhập khẩu đạt 237,7 tỷ USD, giảm 13,9%.

[27] Tổng kim ngạch và giá trị mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 9/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 04/10/2024.

[28] Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

[29] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.

[30] Điều tra thu nhập của người lao động được tính trễ 01 tháng. Thu nhập của người lao động là số tiền công/tiền lương hoặc lợi nhuận nhận được từ công việc (bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền phụ cấp nghề và tiền phúc lợi khác) trong tháng trước thời điểm điều tra. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng thu nhập của tất cả lao động đang làm việc so với tổng số lao động đang làm việc.

[31] Người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động gồm những người có việc làm mong muốn làm thêm giờ; sẵn sàng làm thêm giờ; thực tế làm dưới 35 giờ/tuần.

[32] Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

[33] Lao động có nhu cầu làm việc nhưng không được đáp ứng đủ công việc (hay còn gọi là lao động không sử dụng hết tiềm năng) bao gồm những người thất nghiệp, thiếu việc làm và một nhóm ngoài lực lượng lao động sẵn sàng làm việc nhưng không tìm việc hoặc có tìm việc nhưng chưa sẵn sàng làm việc ngay. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là tỷ số giữa lao động có nhu cầu làm việc nhưng không được đáp ứng đầy đủ công việc so với tổng số lao động có nhu cầu làm việc trong nền kinh tế.

[34] Khảo sát mức sống dân cư năm 2024 được tiến hành hằng quý vào tháng giữa quý.

[35] Nguyên nhân số xã đạt chuẩn NTM giảm so với kỳ báo cáo trước: do Văn phòng điều phối nông thôn mới đã rà soát lại và đánh giá toàn diện các tiêu chí, số xã đã được UBND cấp tỉnh có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới chỉ còn 6.292 xã.

[36] Theo số liệu ước tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo

[37] Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

[39] Theo báo cáo nhanh từ Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) ngày 29/9/2024.

[40] Theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được các Cục Thống kê tổng hợp.

Phần 1. Tình hình giao thương đối với ngành dược phầm trong UKVFA Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2023, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đạt 290,17 triệu USD, giảm 10,37% so với tháng trước và giảm 2,13% so với cùng thời điểm năm 2022. Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm đạt 2,8 tỷ USD, tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước. Về tỷ trọng nhập khẩu dược phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu chung của Việt Nam, nhập khẩu dược phẩm lần lượt chiếm 0,98% trong tháng 10/2023 và chiếm 1,05% trong 10 tháng đầu năm 2023. Có 3 nhóm hàng HS 4 chữ số được nhập khẩu từ Vương quốc Anh vào Việt Nam trong tháng 10/2023, lần lượt là HS 3002, HS 3003 và HS 3004. Theo số liệu của Hải quan Vương quốc Anh, nhập khẩu dược phẩm của nước này trong tháng 9/2023 đạt 17,03 nghìn tấn với trị giá 1,44 tỷ bảng Anh, tăng 9,41% về lượng và tăng 6,13% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 9/2022, nhập khẩu dược phẩm tăng 8,72% về lượng và giảm 14,32% về trị giá. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu đạt 157,29 nghìn tấn với trị giá 13,92 tỷ bảng Anh, giảm 8,88% về lượng và giảm 19,92% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Chủng loại dược phẩm nhập khẩu chính trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023 là HS 3004, HS 3002, HS 3003, HS 3001. Xuất khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh trong tháng 9/2023 đạt 12,76 nghìn tấn với trị giá 1,37 tỷ bảng Anh, giảm 12,43% về lượng và giảm 10,33% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 9/2022, xuất khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh giảm 12,42% về lượng và giảm 27,61% về trị giá. Tính chung 9 tháng năm 2023, lượng xuất khẩu đạt 123,83 nghìn tấn với trị giá 14,71 tỷ bảng Anh, giảm 11,7% về lượng và giảm 4,03% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Chủng loại dược phẩm xuất khẩu chính trong tháng 9 và 9 tháng năm 2023 là HS 3004, HS 3002, HS 3003 và HS 3001. Phần 2. Cập nhật các quy dịnh, chính sách 1. Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Anh (MHRA) công bố kế hoạch mới nhằm đẩy nhanh hành trình quản lý thuốc ở Vương quốc Anh. 2. Kế hoạch đẩy nhanh mô hình phê duyệt thuốc của Vương quốc Anh gặp nhiều chỉ trích. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NỘI DUNG BÁO CÁO  PHẦN I. TÌNH HÌNH GIAO THƯƠNG ĐỐI VỚI NGÀNH DƯỢC PHẨM TRONG HIỆP ĐỊNH UKVFTA         1. Phân tích hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ các thị trường trong UKVFTA         2. Phân tích tình hình thương mại và thị trường dược phẩm của Vương quốc Anh         2.1. Tình hình nhập khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh         2.2. Tình hình xuất khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh         3. Danh sách các công ty dược phẩm ở Vương quốc Anh.          PHẦN II. CẬP NHẬT CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH DƯỢC PHẨM TẠI VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI LEN         1. Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Anh (MHRA) công bố kế hoạch mới nhằm đẩy nhanh hành trình quản lý thuốc ở Vương quốc Anh         2. Các nhà phê bình cảnh giác với kế hoạch đẩy nhanh mô hình phê duyệt thuốc của Vương quốc Anh. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ     DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Chủng loại dược phẩm của Vương quốc Anh nhập khẩu trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023 Bảng 2: Top 25 thị trường Vương quốc Anh nhập khẩu dược phẩm trong tháng 9/2023 Bảng 3: Chủng loại dược phẩm của Vương quốc Anh xuất khẩu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2023 Bảng 4: Top 30 thị trường xuất khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh trong tháng 9/2023 Bảng 5: Danh sách một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh Bảng 6: Danh sách một số doanh nghiệp chuyên nhập khẩu dược phẩm của Vương quốc Anh.

BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH THU HÚT

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI 08 THÁNG NĂM 2024

Tính đến 31/08/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 31/08/2024, cả nước có 41.142 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 491,39 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 311,33 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

I.   VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Tính tới hết tháng 8 năm 2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 14,15tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu: Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt hơn 189,8 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, chiếm 72,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 188,5 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 157 tỷ USD, tăng 16,9% so cùng kỳ và chiếm 63,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 8 tháng năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu hơn 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 31,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 16,5 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 8 năm 2024, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngoài GVMCP giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể:

Đăng ký mới: Có 2.247 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 8,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12tỷ USD (tăng 27% so với cùng kỳ).

Điều chỉnh vốn: Có 926 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,7 tỷ USD (tăng 14,8% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 2.196 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 7,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD (giảm 40,9% so với cùng kỳ).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo tháng

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 14,17 tỷ USD, chiếm hơn 69% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 77,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 844,9 triệu USD và hơn 761,9 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 34,3%) và điều chỉnh vốn (chiếm 66,1%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 41,9%).

Cơ cấu ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo ngành

Đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 33,1% tổng vốn đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ 20233. Hồng Kông đứng thứ hai với 2,4 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7 so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,5%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và GVMCP (chiếm 25,9%).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo đối tác

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,94 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với gần 1,78 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. TP Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,76 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới

(chiếm 40,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 14,6%) và GVMCP (chiếm gần 70,4%).

ĐTNN 8 tháng năm 2024 theo địa phương

2.  Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2024.

3.   Tình hình ĐTNN luỹ kế tới hết tháng 8 năm 2024

II.      VỀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

Trong 8 tháng năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 75 dự án mới và 17 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 147,3 triệu USD (bằng 35,4% so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 39,8% vốn), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 19,7% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 16,8% vốn). Còn lại là các ngành khác.

Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (37,1%); Lào (25,7%); Anh (13,4%); Hoa Kỳ (12,7%);…

Lũy kế đến tháng 8 năm 2024, Việt Nam đã có 1.757 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,26 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,2%); Venezuela (8,2%);…

I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 98.825 doanh nghiệp, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023, gấp 1,2 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2019-2023 (83.109 doanh nghiệp).

1.1. Doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng năm 2024 là 64.758 doanh nghiệp, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023, gấp 1,1 lần mức bình quân giai đoạn 2019-2023 (56.604 doanh nghiệp). Số vốn đăng ký thành lập trong 5 tháng năm 2024 đạt 601.220 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng năm 2024 là 1.268.105 tỷ đồng (giảm 9,0% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, số vốn đăng dký của doanh nghiệp thành lập mới là 601.220 tỷ đồng (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023). Có 18.567 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 5 tháng năm 2024 (giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2023), số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 666.885 tỷ đồng (giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2023). Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 5 tháng năm 2024 đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Có 10/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có: Vận tải kho bãi (tăng 20,8%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 11,2%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (tăng 9,4%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 7,9%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 6,2%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 4,5%); Kinh doanh bất động sản (tăng 2,2%); Xây dựng (tăng 2,1%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (tăng 1,1%); Thông tin và truyền thông (tăng 0,8%).

Các ngành còn lại có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Giáo dục và đào tạo (giảm 2,7%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (giảm 4,5%); Khai khoáng (giảm 5,8%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 7,2%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 9,8%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 15,1%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 16,2%)…

Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) với 59.729 doanh nghiệp (chiếm 92,2%, tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 48.685 doanh nghiệp, chiếm 75,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,6% so với năm ngoái. Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 15.443 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,8% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 630 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1,0% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Có 5/6 khu vực trên cả nước đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023: Trung du và miền núi phía Bắc (3.407 doanh nghiệp, tăng 12,0%); Đông Nam Bộ (27.475 doanh nghiệp, tăng 8,4%); Đồng bằng Sông Cửu Long (4.662 doanh nghiệp, tăng 4,7%); Tây Nguyên (1.710 doanh nghiệp, tăng 2,7%); Đồng bằng Sông Hồng (19.984 doanh nghiệp, tăng 0,6%).

Khu vực còn lại có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (7.520 doanh nghiệp, giảm 1,0%).

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng năm 2024 là 426.381 lao động, tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2023.

1.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng năm 2024 là 34.067 doanh nghiệp, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023, gấp 1,3 lần mức bình quân giai đoạn 2019-2023 (26.504 doanh nghiệp).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 11/17 lĩnh vực, cụ thể: Kinh doanh bất động sản (1.529 doanh nghiệp, tăng 24,7%); Thông tin và truyền thông (811 doanh nghiệp, tăng 15,9%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (2.637 doanh nghiệp, tăng 8,6%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (488 doanh nghiệp, tăng 6,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.955 doanh nghiệp; tăng 5,8%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (175 doanh nghiệp, tăng 4,8%); Hoạt động dịch vụ khác (1.024 doanh nghiệp, tăng 4,5%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.732 doanh nghiệp, tăng 3,2%); Vận tải kho bãi (1.608 doanh nghiệp, tăng 2,6%); Xây dựng (4.336 doanh nghiệp; tăng 2,0%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (11.923 doanh nghiệp, tăng 1,9%).

Các ngành còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể: Khai khoáng (244 doanh nghiệp, giảm 3,2%); Giáo dục và đào tạo (850 doanh nghiệp, giảm 4,1%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (302 doanh nghiệp, giảm 4,7%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (1.681 doanh nghiệp, giảm 5,9%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (510 doanh nghiệp, giảm 8,3%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (262 doanh nghiệp, giảm 11,2%).

2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong 5 tháng năm 2024 có 97.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 67,9%), cụ thể:

- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 66.072 doanh nghiệp, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 5 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 29.169 doanh nghiệp (chiếm 44,1%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 59.078 doanh nghiệp (chiếm 89,4%, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2023).

- Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 23.262 doanh nghiệp, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2023. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 20.386 doanh nghiệp (chiếm 87,6%, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2023).

- Số doanh nghiệp giải thể là 7.965 doanh nghiệp, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 13/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 5.621 doanh nghiệp (chiếm 70,6%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 6.951 doanh nghiệp (chiếm 87,3%, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2023).

II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 5/2024

1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Tháng 5/2024 có 13.207 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 93.224 tỷ đồng, tăng 9,2% về số doanh nghiệp và giảm 10,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 5/2024, có 5/06 vùng trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng Sông Hồng (4.210 doanh nghiệp, tăng 5,5%); Trung du và miền núi phía Bắc (593 doanh nghiệp, tăng 5,3%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.506 doanh nghiệp, tăng 0,8%); Đông Nam Bộ (5.665 doanh nghiệp, tăng 15,4%); Đồng bằng Sông Cửu Long (923 doanh nghiệp, tăng 12,3%). Các vùng ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023: Tây Nguyên (310 doanh nghiệp, giảm 3,4%).

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5/2024 là 72.579 người, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tháng 5/2024 ghi nhận có 6.749 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.

2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong tháng 5/2024, cả nước có 11.391 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có:

- 5.303 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2023;

- 4.550 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2023;

- 1.538 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tính đến 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 31/10/2024, cả nước có 41.501 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 492,26 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 316,76 tỷ USD, bằng 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Tình hình thu hút ĐTNN 10 tháng năm 2024

1.1. Tình hình hoạt động Vốn thực hiện:

Tính tới hết tháng 10 năm 2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 19,58 USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu: Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 242,1 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, chiếm 72,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 240,5 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 199,7 tỷ USD, tăng 16,3% so cùng kỳ và chiếm 63,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 10 tháng năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 42,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 40,8 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 19,4 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 10 năm 2024, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:

Đăng ký mới: Có 2.743 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 1,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD (giảm 2,5% so với cùng kỳ).

Điều chỉnh vốn: Có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 2.669 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD (giảm 29% so với cùng kỳ).