Sao hôm, sao mai là hành tinh nào? Hãy cùng Quantrimang.com đi tìm câu trả lời nhé!
Sao hôm, sao mai là hành tinh nào? Hãy cùng Quantrimang.com đi tìm câu trả lời nhé!
Lê Minh Tuyến là anh bạn của tôi inbox: “Bác sĩ Phúc giải thích giúp! Có cháu lớp một hỏi: Ơ sao chỉ gọi là bác sĩ? Cô ấy kém tuổi mẹ mà, sao không gọi là cô sĩ ạ?
Một bạn comment ở bài viết trước của tôi cũng ý kiến về cách viết BÁC SĨ với chữ i ngắn chỉ là thói quen sai, thay vì BÁC SỸ viết y dài mới đúng. Anh cũng cho rằng bác sĩ nhưng thực ra chỉ là Y SĨ đại học, còn chữ BÁC SĨ là dùng cho sau đại học. Còn nữa, anh thấy BÁC SĨ Nông học Lương Định Của chẳng có học gì liên quan đến y khoa.
🍁 Đầu tiên là câu hỏi của cháu bé!
Tiếng Việt trước Thế kỉ 20 không có từ BÁC SĨ, vì nền y học hiện đại chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam sau khi Pháp chiếm và bình định xong Hà Nội, đên thập niên cuối TK19 người Pháp mới chọn nhà thờ Saint Paul làm cơ sở y khoa đầu tiên của toàn xứ Đông Dương.
Sau đó, người Pháp cho thành lập Trường Y khoa Đông Dương (1902) nay là Trường Đại học Y Hà Nội, tiếp theo Nhà thương Phủ Doãn (1906) nay là Bệnh viện Việt Đức, rồi đến Nhà thương Đồn Thủy (1910) nay là Bệnh viên TƯ Quân đội 108, sau đến Nhà thương Cống Vọng (1911) nay là Bệnh viện Bạch Mai.
Tất cả công việc khám chữa bệnh và quản lí đều do các QUAN ĐỐC TỜ (docteur en médicine) người Pháp đảm nhiệm.
Thời đó người Việt gọi là quan đốc tờ vì xuất phát từ chữ DOCTEUR.
Từ điển Việt Bồ La (1838) và Từ điển chữ Nôm AJ.L Taberd đều không có từ BÁC SĨ.
Năm 1931, Hồ Đắc Di là ĐỐC TỜ người Việt đầu tiên từ Pháp về Việt Nam, sau đó ông được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường Y khoa Đông Dương.
Từ đó nảy sinh những cách gọi danh xưng y khoa.
Chữ DOCTEUR tiếng Pháp hay DOCTOR tiếng Anh cũng tương đương chữ BÁC SĨ 博 士 trong từ điển chữ Nôm.
Nhưng chữ Nôm 博 士 BÁC SĨ, Pinyin là “bó shì” phát âm lơ lớ theo âm Việt gần giống với BÁC SĨ.
Như vậy: BÁC SĨ = bó shì = 博 士 = đốc tờ = docteur = doctor.
Chữ BÁC trong từ BÁC SĨ không liên quan đến cô dì chú bác anh chị em, nên không thể gọi là “cô sĩ” hay “em sĩ” được.
Xuất phát từ chữ Hán với 2 từ 醫 師 và 醫 生.
醫 院 = BÁC SĨ 醫 師 = Y SƯ 醫 生 = Y SĨ
BÁC SĨ xuất phát từ Pinyin là “Yī yuàn” phát âm giống với y viện, từ này cũng dùng để chỉ bác sĩ có bằng đại học trở lên.
Y sư là “thầy thuốc” mang ý nghĩa trang trọng, nên được dùng trong văn vấn, tức là khi viết văn bản. Về sau, cũng dùng với bác sĩ có bằng đại học.
Ngược lại, Y SĨ là từ có sau nhưng phổ thông hơn, được dùng trong văn vấn, tức là lối nói bạch thoại hàng ngày, kiểu trò chuyện với nhau. Thực ra, Y SĨ là để chỉ người được đào tạo từ bậc cao đẳng hay trung cấp.
Sở dĩ tiếng Việt dùng từ Y SĨ, là bởi chữ 醫 師 có Pinyin là “yī shī” đọc lơ lớ tiếng Việt là Y SĨ. Cũng như vậy, chữ 醫 生 có Pinyin là “yī shēng” đọc lơ lớ giống âm tiếng Việt cũng là Y SĨ.
Riêng chữ Y 醫 tổng số 18 nét bút về sau lược bớt dần, chỉ còn chữ 医 chỉ còn 7 nét viết cho gọn.
🍁 Chữ BÁC SĨ 博 士 người Việt sử dụng.
Theo suy luận của tôi, là do sử dụng chữ Nôm với chữ SĨ 士 ghép với chữ BÁC 博, chứ không sử dụng chữ 醫 院 khi phát âm sẽ thành “Yī yuàn” lơ lớ giống Y VIỆN, nên vừa có nghĩa y viện vừa có nghĩa bác sĩ.
Còn có một số từ cổ hơn nữa không còn sử dụng: ví dụ từ 醫 人 = Y NHÂN.
Tô Chửng, một nhà thờ đời Đường đã viết bài thơ Y NHÂN 醫 人 rất hay.
Cổ nhân y tại tâm, tâm chính dược tự chân. Kim nhân y tại thủ, thủ cấm dược bất thần.
Ngã nguyện thiên địa lô, đa hàm biên thước quyên. Biển hàng quân thần dược, tiên thung đông nỗi quân.
Tự nhiên lục cáp nội, thiếu văn bần bệnh nhân. …
Người đời xưa chữa bệnh bằng trái tim, khi trái tim chính trực thì bệnh sẽ khỏi. Bác sĩ thời nay chữa bệnh bằng cái đầu, lạm dụng thuốc bằng tay nên mất tác dụng.
Nguyện ước trời đất là một cái lò, các loài chim ác đều bị thiêu rụi. Các vị thuốc quân thần tha hồ sử dụng không bối rồi.
Sáu lẽ tự nhiên hội tụ lại bên trong thiếu nhân văn chỉ làm khổ người bệnh.
Từ lâu, chữ i ngắn và y dài viết rất tùy tiện, trong cả sách báo cũng vậy.
Để thống nhất, năm 1980 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 240/QĐ, theo đó “các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy,…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu”.
Ngày 5/3/1984, Bộ GDĐT lại ban hành Quyết định 241/QĐ, trong đó bác bỏ nội dung quy định viết i ngắn và y dài, từ đó mọi người thoải mái viết.
Tất nhiên THÚY = THÚI là không thể được!
🍁 Bác sĩ Nông học Lương Định Của!
Đến đây bạn đọc đã rõ, chữ BÁC SĨ gắn với Nhà Nông học Lương Định Của bắt nguồn từ chữ 博 士 là BÁC SĨ khi dùng với người hành nghề y, TIẾN SĨ với các lĩnh vực khác.
Từ đời nhà Đường đã có những từ Thái học bác sĩ (太學博士), Thái thường bác sĩ (太常博士), Thái y bác sĩ (太醫博士) và chữ BÁC SĨ ở đây tương đương với Tiến sĩ, hay Docteur tiếng Pháp và Doctor tiếng Anh.