Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.
Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.
Phỏng vấn dạo phố đi bộ mới mở ở Sơn Tây
Ekip Giải Trí Theo Sóng trẻ
TP - Đồng loạt các quận huyện đề xuất mở cửa không gian đi bộ như: Phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng); hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình); Phố đi bộ thị xã Sơn Tây; Phố đi bộ Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì)...
Quận Hoàn Kiếm là địa phương đầu tiên của Hà Nội và là một trong những nơi đi đầu cả nước về xây dựng các không gian đi bộ, tạo cơ hội cho người dân và du khách có thêm điểm vui chơi về đêm.
Chỉ sau vài năm mở cửa, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội. Những ngày cao điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham quan.
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm thu hút người dân và du khách
Tới đây, vào dịp 30/4 và 1/5 không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ chính thức đi vào hoạt động. Và tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội được hình thành, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội (Hàng Đào - Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 Phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu Phố cổ Hà Nội) và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.
Cùng với đó, hàng loạt khu phố đi bộ khác cũng đang được đề xuất đi vào hoạt động, như phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình); Phố đi bộ Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì); Phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng)...
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội) cho rằng, Hà Nội đang có xu hướng “đi bộ hóa” các tuyến đường. Nhưng việc tạo các phố đi bộ tràn lan sẽ không phát huy hiệu quả. Điều quan trọng là phải tận dụng các giá trị văn hóa - kinh tế - không gian của đô thị hiện hữu. “Thực tế phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đã thực sự hoàn thiện chưa, tôi cho là chưa. Do đó cần tập trung hoàn thiện những điểm xung quanh phố đi bộ Hoàn Kiếm. Có đúc rút kinh nghiệm, hoàn thiện để phát triển chứ không phải đâu đâu cũng mở phố đi bộ theo phong trào”, ông Phú nhận định.
Theo chuyên gia quy hoạch Vương Thùy Dương, ở Việt Nam có 2 mô hình thành công là phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) và phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM). “Sự thành công của không gian công cộng nằm ở việc lắng nghe nhu cầu của người dân và thiết kế phù hợp với nó. Cá nhân tôi cho rằng để phát huy tiềm năng du lịch của Thủ đô Hà Nội, điều chúng ta nên quan tâm không phải số lượng phố đi bộ hình thành, mà là chất lượng kết nối không gian và tạo ra giá trị của các tuyến phố đó”, bà Dương nhận định.
Chiều 27.4, UBND TX.Sơn Tây (Hà Nội) đã công bố khai mạc năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối 30.4.
Lãnh đạo TX.Sơn Tây cho biết, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây hoạt động thí điểm vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Ban ngày và về đêm đều có các chương trình hoạt động sôi động, hấp dẫn. Đêm khai mạc sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn theo khu vực như cung đường 820 m nửa hào Thành cổ Sơn Tây; khu vực quảng trường tổ chức khiêu vũ quốc tế cùng 5 - 6 điểm không gian biểu diễn khác; trung tâm nhà thi đấu, nhà thiếu nhi với các hoạt động thể thao, văn nghệ, múa sạp, trò chơi dân gian, giao lưu với nghệ sĩ...
Một góc phố đi bộ tại Thành cổ Sơn Tây
Đây là một trong 4 tuyến phố đi bộ của TP.Hà Nội, hướng tới việc phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây.
Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ gồm phố Phó Đức Chính - Phan Chu Trinh - Nguyễn Thái Học với điểm đầu là cổng cũ UBND thị xã và điểm cuối là ngã ba Quang Trung - Nguyễn Thái Học với chiều dài 820 m. Các hoạt động chính diễn ra trên tuyến phố đi bộ gồm hoạt động thể thao đường phố, nghệ thuật; dân vũ quốc tế, ký hoạ, thư pháp, cờ người, nhạc nhóm... Ngoài ra, còn có khu vực ẩm thực, khu vực chợ hoa, khu vực trưng bày sinh vật cảnh vỉa hè, khu vực triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, đồ gốm sứ…
Ông Nguyễn Huy Khánh, Chủ tịch UBND TX.Sơn Tây, cho biết đây là năm đầu tiên tổ chức năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và phố đi bộ. Năm du lịch sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hoá kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên và các vùng lân cận.
Những quần thể văn hóa tiêu biểu như Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía, làng cổ Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây... cùng khu du lịch Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là những điểm đến tham quan, nghỉ ngơi của đông đảo du khách.
Để tổ chức tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, ông Khánh cho biết, thị xã đã đi học tập các mô hình phố đi bộ tại nhiều tỉnh, thành và ở phố đi bộ Hoàn Kiếm. Với các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, sân golf… ở các vùng lân cận đều kín phòng, tiềm năng là rất lớn cho phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Theo ông Khánh, Tổng công ty vận tải Hà Nội sẽ mở rộng các tuyến xe buýt kết nối đến các địa điểm du lịch, khuyến khích các đơn vị đầu tư xe điện kết nối giữa các địa điểm như Làng cổ Đường Lâm, các khu nghỉ dưỡng với phố đi bộ.
Chiều 11/3, đại diện UBND thị xã Sơn Tây cho biết, địa phương đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị để triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây.
Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, thị xã Sơn Tây được quy hoạch là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội với các chức năng chính là du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, dịch vụ thương mại trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.
Ngày 28/10/2021, UBND thị xã Sơn Tây có Đề án số 225/ĐA-UBND về xây dựng tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của Nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần
Theo đó, tuyến phố đi bộ thí điểm có tổng chiều dài 820m, tổng diện tích sử dụng 34.550m2, kéo dài từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học).
Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ như sau: Đường Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh (gồm cả vỉa hè bên phía hào thành cổ), đường dạo phía ngoài cửa thành cổ Sơn Tây, vườn hoa trung tâm, 1/2 quảng trường khu vực trung tâm văn hóa, sân trước khu vực trung tâm văn hóa và quảng trường sân vận động thị xã Sơn Tây.
Đại diện UBND thị xã Sơn Tây cho biết, theo dự kiến, dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, tuyến phố đi bộ này sẽ được đưa vào hoạt động.
Thời gian hoạt động từ 19 giờ thứ bảy đến 12 giờ Chủ nhật hằng tuần. Đây sẽ là không gian đi bộ thứ tư của Hà Nội, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.
Hiện nay, UBND thị xã Sơn Tây đang tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày tuyến phố đi bộ được chính thức vận hành, như tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phân luồng tổ chức giao thông; bố trí các điểm giao thông tĩnh; điểm đỗ phương tiện...
Đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ công tác chỉnh trang hè phố, sơn kẻ vạch đường các tuyến phố xung quanh Thành cổ và một số tuyến phố lân cận khu vực hoạt động của phố đi bộ; hoàn thành lắp đặt biển thông tin, biển chỉ dẫn quanh hào Thành cổ; triển khai lắp đặt hàng rào tiểu cảnh.
(Xây dựng) - Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ chính thức khai trương vào tối ngày 30/4, cùng với các hoạt động khai mạc Năm du lịch Sơn Tây – Xứ Đoài. Lúc này, công tác chuẩn bị đang được các lực lượng của thị xã Sơn Tây gấp rút hoàn thiện với tinh thần phấn chấn và sự háo hức, mong chờ của người dân. Đây chính là điểm nhấn của quần thể du lịch Sơn Tây với đa dạng sắc màu văn hoá địa phương như biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước cùng các hoạt động nghệ thuật đường phố, giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm đặc trưng của vùng đất Xứ Đoài…
Tuyến phố đi bộ thứ 4 của Thủ đô
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa lịch sử và đô thị du lịch nghỉ dưỡng. Dựa vào tiềm năng do thiên nhiên ưu đãi, do lịch sử truyền thống và nguồn lực con người mà tại Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định du lịch là ngành Kinh tế mũi nhọn, chủ lực của thị xã.
Ngay sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã được ban hành, Sơn Tây đã triển khai đồng bộ một số giải pháp để phát triển đô thị bền vững gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng xây dựng các tour tuyến tham quan tại các di tích nổi tiếng của thị xã như Thành cổ - Đền Và – làng cổ Đường Lâm – chùa Khai Nguyên – đền Măng – làng văn hóa các dân tộc Việt Nam – khu du lịch Đồng Mô – các điểm nghỉ dưỡng sinh thái trên địa bàn, đã thu hút được lượnglớn khách tham quan, du lịch.Được biết, tại khu vực Thành cổ Sơn Tây hàng năm đón khoảng 5.000 – 7.000 lượt du khách thăm quan. Tuy nhiên việc thu hút khách du lịch mới chỉ dừng lại ở việc thăm quan, nghỉ dưỡng trong ngày, thiếu hoàn toàn các địa điểm vui chơi giải trí, hoạt động về đêm.
Qua nghiên cứu và trải nghiệm cho thấy tuyến phố đi bộ tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Cao Bằng... và đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội đã thu hút lượng lớn du khách và nhân dân địa phương. Các tuyến phố đi bộ này đã trở thành không gian vui chơi lành mạnh, tạo điểm nhấn đặc trưng về du lịch, thúc đẩy các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng và mở ra không gian vui chơi về ban đêm. Đặc biệt, đây vừa là điểm nhấn cho đô thị, vừa góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa và đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch.
Tính đến ngày 30/4/2022, Hà Nội hiện có 4 tuyến phố được khai thác phục vụ người dân, du khách tham quan, bao gồm: Tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), không gian đi bộ phố cổ Hà Nội, không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) và không gian đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
Phố đi bộ Sơn Tây càng trở nên ý nghĩa và đặc biệt bởi tuyến phố này được bao quanh Thành cổ - một di tích kiến trúc Quốc gia, nằm trên các con phố có độ tuổi trăm năm như: Phố Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, một phần phố Lê Lợi và Phó Đức Chính. Điểm đầu của phố đi bộ là cổng cũ trụ sở UBND thị xã Sơn Tây ở phố Phó Đức Chính, có tổng chiều dài khoảng 1,6km. Bên cạnh đó, khu vực này còn là nơi tập trung trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp thị xã; vườn hoa trung tâm, trung tâm văn hóa, quảng trưởng, chợ Nghệ Sơn Tây, bưu điện thị xã... đây cũng là tuyến phố có hoạt động kinh doanh các dịch vụ sẵn sàng phục vụ du khách.
Tuyến phố đi bộ Sơn Tây tuy chỉ mở vào tối thứ bảy và sáng chủ nhật hàng tuần và trước mắt chỉ mở thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã ba Quang Trung – Nguyễn Thái Học) nhưng hứa hẹn sẽ là không gian giải trí, văn hóa, du lịch cho người dân và du khách. Theo đề án được duyệt, tại đây không có những trò chơi mạo hiểm nhưng là điểm dừng chân hấp dẫn và thu hút với những trò chơi truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và tinh thần văn hoá Việt Nam cùng với nhiều hoạt động văn hoá trẻ trung, hiện đại sẽ tạo sự gắn kết và trải nghiệm thú vị dành cho du khách và người dân xứ Đoài.
Trên tuyến phố đi bộ Sơn Tây sẽ có các hoạt động biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, đi cà kheo, các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật đương đại, ca nhạc đường phố, dân vũ, vũ quốc tế, vẽ chân dung, ký họa, thư pháp, các giải đấu vật, cờ vua, cờ tướng; triển lãm tranh, ảnh, sinh vật cảnh, giới thiệu sách, báo, tạp chí và các hoạt động dành cho thiếu nhi; các hoạt động giao lưu văn hóa xứ Đoài và các vùng miền…
Bên cạnh đó nhiều dịch vụ được sắp xếp để phục vụ du khách như: giải khát, ẩm thực đường phố; giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, mỹ phẩm, thời trang, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây - xứ Đoài và các địa phương, đặc biệt là dịch vụ mobile house (nhà di động )…
Mọi hoạt động của tuyến phố đi bộ Sơn Tây đến nay đã được sắp xếp chi tiết: Khu vực bán hàng lưu niệm, giải khát được bố trí dọc vỉa hè các tuyến phố; Khu vực tổ chức các sự kiện văn hóa vui chơi, nghệ thuật đường phố được bố trí tại Trung tâm văn hóa thể thao, Quảng trường Sân vận động thị xã; Khu vực ẩm thực được đặt tại một phần Quảng trường Sân vận động thị xã; Chợ hoa được mở vào sáng chủ nhật tại Quảng trường Sân vận động thị xã; sinh vật cảnh được trưng bày tại vỉa hè Thành cổ phố Phan Chu Trinh. Hoạt động triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, đồ gốm sứ... được diễn ra tại vỉa hè Thành cổ phố Phan Chu Trinh; Khu vực trang trí, tạo cảnh quan, vui chơi: Vườn hoa Trung tâm, Quảng trường Sân vận động thị xã (Buổi tối thứ Bảy), vỉa hè Thành cổ (Đối diện cổng UBND cũ, Bảo hiểm Sơn Tây, Trường THPT Sơn Tây cũ).
Bà Phan Thu Minh – Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Hoàng Anh cho biết: Tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của Thành cổ Sơn Tây. Bên cạnh đó, các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm phối hợp, hoà vào nhau sẽ tạo thành “bản giao hưởng” du lịch cộng đồng đặc sắc, hấp dẫn du khách, từ đó các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của Sơn Tây sẽ được thúc đẩy, phát triển, đời sống tinh thần của người dân phong phú hơn.