Tiếp thị bán hàng qua điện thoại là hình thức tiếp thị nhanh nhất và đạt hiệu quả cao tuy nhiên việc bán hàng qua điện thoại trong thực tế lại vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công việc tư vấn bán hàng qua điện thoại bạn cần phải nắm vững những bí quyết sau:
Tiếp thị bán hàng qua điện thoại là hình thức tiếp thị nhanh nhất và đạt hiệu quả cao tuy nhiên việc bán hàng qua điện thoại trong thực tế lại vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công việc tư vấn bán hàng qua điện thoại bạn cần phải nắm vững những bí quyết sau:
Bạn đã nói chuyện rất suôn sẻ với khách hàng và luôn nhận được các tín hiệu quan tâm và có tiềm năng. Mọi thứ đang diễn ra rất tốt, bạn đang kết nối và đang hướng nhu cầu của họ và giải pháp của bạn lại với nhau. Bạn đã giành được thời điểm tốt và đang chuẩn bị tiến hành bước tiếp theo. Khách hàng yêu cầu bạn đưa ra một bản chào hàng và nói với bạn rằng họ phải nói chuyện với một vài người nữa hoặc sẽ thu xếp một cuộc họp – mọi thứ đang tiến triển tốt. Bạn rất vui mừng, bạn chắc mẩm rằng hợp đồng này sẽ thành công, đây là một cơ hội đã được thẩm định. Bạn cảm thấy vui vẻ và sếp của bạn cũng thế.
Và rồi… một tuần sau, bạn gọi lại cho họ. Bạn gửi email ngắn gọn cho họ. Bạn cố gắng nói chuyện trực tiếp với họ. Không có ai trả lời bạn cả. Không có gì cả. Bạn thử lại sau vài ngày, bạn dò hỏi khắp nơi xem liệu họ có đang đi vắng hay không, bạn để lại một tin nhắn nữa và gửi tiếp một email ngắn chỉ có một dòng. Bạn gọi sớm để có thể gặp được họ. Bạn gọi vào số di động nhưng không có ai trả lời.
Lắng nghe khách hàng để nghe những suy nghĩ, sự quan tâm của khách và từ đó giúp bạn đưa ra những câu hỏi mang tính quyết định chốt sale thành công.
Công việc của bạn chủ yếu sử dụng điện thoại nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 nếu bạn biết cách kết hợp sử dụng internet, những công cụ hỗ trợ như tin nhắn, email sẽ giúp công việc bán hàng của bạn đạt hiệu quả cao hơn.
Mỗi khách hàng sẽ có những quan điểm khác nhau nên dù vì bất cứ lý do nào nhân viên tiếp thị cũng nên cố gắng lảng tránh đề tài này.
Với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào kách hàng cũng có những quan điểm để từ chối sản phẩm, dịch vụ của bạn.Vì vậy chúng ta thà đề phòng trước nghĩa là chúng ta có thể đan xen lý do từ chối của khách hàng vào một trong điều kiện lợi ích nào đó và để có được lợi ích này, thì khách hàng bắt buộc phải chịu ít thiệt thòi.
Tiếp thị qua điện thoại và tiếp thị trực tiếp có sự khác biệt rất lớn. Khi chúng ta tiếp thị trực tiếp, chúng ta có thể diễn giải cho khách hàng, có thể cho khách hàng xem các tờ quảng cáo,… nhưng khi tiếp thị qua điện thoại, hai bên sẽ có một khoảng cách lớn, chỉ giao tiếp qua chiếc điện thoại và bằng ngôn ngữ thuần túy.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn có sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt sáng tỏ một nội dung để tiếp thị sản phẩm và bán được hàng.
Trả lời ý kiến phản hồi của khách hàng cũng cần có thứ tự của riêng nó. Trước hết nhân viên tiếp thị cần phải đồng ý và nhắc lại ý kiến phản đối của khách hàng, đây là một việc hết sức quan trọng, nó chứng tỏ nhân viên tiếp thị đang nghiêm túc lắng nghe và đây cũng được coi là một sự tôn trọng đối với khách hàng, qua đó có thể lấy được ấn tượng tốt từ phía họ. Bằng cách lặp lại ý kiến của khách hàng, nhân viên tiếp thị có thêm thời giờ để nghĩ thêm trong trường hợp không kịp trở tay trước câu hỏi bất ngờ.
Thành công của công việc tư vấn bán hàng qua điện thoại phụ thuộc 80% vào giọng nói và 20% vào cách trao đổi. Một giọng nói thu hút, những ứng xử thông minh và tinh thần thoải mái khi thực hiện cuộc trò chuyện sẽ khiến tỷ lệ cuộc gọi thành công của bạn cao hơn. Lưu ý nữa, khi bắt đầu cuộc gọi bạn nên tìm những nơi tránh ồn đây cũng là một yếu tố cho sự tôn trọng khách hàng của bạn.
Một nhân viên bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp cần xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể như: Số cuộc gọi cần thực hiện mỗi ngày, thời gian gọi điện, tỷ lệ cuộc gọi thành công, số khách hàng cần tiếp cận,… Những kế hoạch cụ thể đó sẽ giúp bạn có những định hướng, mục tiêu để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc gọi nào bạn nên tìm hiểu thông tin liên quan đến khách hàng để từ đó bạn hiểu được tâm lý của khách hàng và đưa ra được những lợi ích mà khách hàng quan tâm.
Việc xây dựng những mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại sẽ giúp cuộc gọi của bạn tiến hành thuận lợi hơn, các tình huống sự cố phát sinh cũng được xử lý một cách nhanh gọn, suôn sẻ. Để cuộc gọi diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên thực hành các tình huống, các mẫu nội dung đó trước để tự cảm nhận được cách truyền đạt của mình đã được chưa và nếu chưa thì tìm cách khắc phục nó.
Điểm chuẩn của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội năm 2019 như sau:
(Guitare bass, Guitarr NN, Guitare cổ điển, Gõ, Organ)
(Violon, Cello, Contrebass, Clarrinet, Trompette)
(Thập lục, Tam thập lục, Sáo trúc, Nhị, Bầu, Nguyệt)
Nghệ thuật Biểu diễn Múa Dân gian Dân tộc
Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]
Nhân viên bán hàng qua điện thoại tiếp cận khách hàng thông qua một bài chào hàng, sau đó bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đưa ra một câu hỏi thăm dò mạnh để khuyến khích khách hàng trả lời. Tuy nhiên, ngay khi khách hàng bắt đầu hình thành câu trả lời, người bán lại cắt ngang và tự đưa ra câu trả lời, tạo ra nhiều câu hỏi và gắn nó với một đoạn giải thích ngắn gọn về câu hỏi đó. Khách hàng vẫn cố gắng trả lời xong khi có nhiều câu hỏi được đưa ra, khách hàng cảm thấy không hài lòng vì họ không cảm thấy mình được lắng nghe. Họ sẽ im lặng và muốn kết thúc cuộc gọi ngay lập tức.
Vì vậy, học cách lắng nghe cũng chính là con đường giúp bạn tăng doanh số cho công ty cũng như cho bản thân bạn.
Khi lắng nghe khách hàng bạn nên sử dụng những từ ngữ như: “xuất sắc”, “tốt”, “vâng”, “phải”, “chắc chắn rồi”, và “chính xác” những từ này đều khuyến khích, tạo động lực và là các dấu hiệu thể hiện rằng bạn đang chú tâm vào những gì họ nói
Bài chào hàng là thời điểm quyết định cuộc gọi của bạn có thành công hay không. Khi bạn kết nối với khách hàng, bạn chỉ có 4 giây để tạo những ấn tượng tốt. Nếu khách hàng thích lời giới thiệu của bạn, bạn sẽ có thêm thời gian để chào hàng. Nếu không bạn sẽ bị tống vào nhà tù bán hàng mà không có ai cứu bạn ra được.
Mà hiện nay, khi người ta coi việc gọi điện cho người không quen là spam thì bạn càng cần phải biết các chiêu thức để nổi bật hơn và có thêm thời gian.
Bạn có thể trở thành một thám tử trên mạng trước khi bắt đầu gọi điện thoại cho khách hàng. Với tất cả các công cụ mà bạn biết hãy tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về chân dung khách hàng. Thời đại 4.0 chẳng mấy khi khách hàng lại hỏi: “ Anh có tên và số điện thoại của tôi từ đâu vậy?” Với các công cụ tìm kiếm chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm hiểu rõ về khách hàng của mình.
Và bài chào hàng qua điện thoại hiệu quả là bài giới thiệu của bạn được viết về khách hàng và những thông tin liên quan đến họ chứ không phải một bài giới thiệu chung chung.
Hãy tạo cho mình cách chào hàng riêng biệt, sử dụng ngôn từ mạnh mẽ, đơn giản, câu từ ngắn gọn, cách trao đổi rõ ràng thì bạn đã dành chiến thắng trong màn chào hàng này rồi.
Hãy xem hai cách giới thiệu về cùng một thứ xem Cách nào làm khách hàng dễ hiểu hơn?
Việc sử dụng các ngôn từ phức tạp, dài dòng chỉ sẽ khiến khách hàng trở nên xa cách và khiến họ nghĩ rằng bạn đang giấu họ điều gì. Cách giới thiệu thẳng, sử dụng các ngôn từ mạnh mẽ và đi thẳng vào vấn đề, làm cho khách hàng không còn nghi ngờ bạn là ai nữa.
Một số cụm từ mãnh mẽ như: bán chạy nhất, thành công, vượt trội, cải tiến, chất lượng, lý tưởng, đạt được, đã được chứng minh, kết quả, thành tích, giải pháp, đặc biệt, duy nhất, điều chỉnh, mạnh mẽ, hơn, mạnh hơn, tăng trưởng, không thiếu được, chuyên gia, nhu cầu đặc biệt, phức tạp, mới, mới nhất, phát minh, dễ, không tốn sức, đơn giản, tiện lợi, ít hơn, tốc độ, ít tốn thời gian, hiệu quả, nhanh chóng, chi phí thấp, tiết kiệm, chính xác, điều khiển, toàn diện, linh hoạt, tương thích, đáng tin cậy, an toàn, trung thành, vững chắc, hỗ trợ, hài lòng, thay thế.
Bạn hãy lưu lại những cụm từ mạnh mẽ trên để cho vào bài chào hàng qua điện thoại của bạn sẽ rất hiệu quả đó!
Tuy nhiên việc thành công ngay từ cuộc gọi đầu tiên là rất ít, vì vậy bạn phải áp dụng bài chào hàng này nhiều lần. Mỗi lần tiếp cận là mang một giá trị riêng, một thông điệp riêng nhưng phải đảm bảo mỗi thông điệp đều bao gồm câu trả lời cho 5 chữ W: who, what, when, where and why (ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao) cũng như chữ : how (làm thế nào)
Hãy luôn nhớ bắt đúng bài của khách hàng WIIFM (What’s in it for me? Tôi được gì từ đó?). Hãy nhớ luôn phải có thông tin về lợi ích trong bài chào hàng. Ngoài cách chào hàng qua điện thoại bạn có thể sử dụng nhiều phương thức truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng như thư thoại, email, SMS.