Được chiết xuất từ dừa nguyên chất của quê hương xứ dừa, kẹo dừa Bến Tre mang vị ngọt ngào, béo ngậy và thơm hương lá dứa. Từng viên kẹo vuông vức lịm tan trong khoang miệng, bỗng thấy nhớ về một thời con nít với viên kẹo cắn đôi. Kẹo dừa là đặc sản vùng Bến Tre sông nước, là món quà gửi gắm biết bao tình cảm mộc mạc mà chân thành.
Được chiết xuất từ dừa nguyên chất của quê hương xứ dừa, kẹo dừa Bến Tre mang vị ngọt ngào, béo ngậy và thơm hương lá dứa. Từng viên kẹo vuông vức lịm tan trong khoang miệng, bỗng thấy nhớ về một thời con nít với viên kẹo cắn đôi. Kẹo dừa là đặc sản vùng Bến Tre sông nước, là món quà gửi gắm biết bao tình cảm mộc mạc mà chân thành.
Hơn 88% dừa, gần 60% sầu riêng và hầu hết cá sấu nuôi được sản xuất ở miền Nam Việt Nam. Nhằm để biến tiềm năng to lớn và thỏa thuận hợp tác thành lợi ích hữu hình, hội nghị hôm nay là nền tảng tốt để doanh nghiệp hai nước bàn cách tăng cường hợp tác.
Trong đó tập trung làm phong phú thêm các hành lang trên bộ, trên biển, trên không và đường sắt, cải thiện mức độ thông quan thông minh và nâng cao hiệu quả kết nối là những biện pháp chính và quan trọng.
"Cách đây không lâu, tôi đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hoàng Tuấn (cũng từng là cục trưởng cục Hải quan Lạng Sơn - PV). Vận chuyển sầu riêng và các nông sản khác từ TP.HCM đến cảng Khâm Châu ở tỉnh Quảng Tây thấp hơn ít nhất 50% so với vận chuyển sầu riêng bằng đường bộ đến đèo Hữu Nghị và sau đó đến Quảng Châu.
Nếu phí hậu cần của một container sầu riêng từ Việt Nam đến Quảng Châu là 40.000 nhân dân tệ, thì vận chuyển đường biển chỉ còn 20.000 nhân dân tệ. Nếu có nhiều tuyến đường vận chuyển, lịch trình vận chuyển linh hoạt và kịp thời ổn định, có thể tránh tắc nghẽn hiệu quả tại các cửa khẩu, nâng cao hiệu quả và giảm thiệt hại hàng hóa", tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM cho biết.
Ông Lưu Tường, phó giám đốc Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, cũng nhấn mạnh Quảng Tây là tỉnh duy nhất ở Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam bằng đường bộ và đường biển và là biên giới, cửa sổ mở cửa, hợp tác của Trung Quốc với ASEAN.
Việc xây dựng cảng thông minh biên giới Trung Quốc - Việt Nam đang được đẩy nhanh và hàng hóa có thể đạt được thủ tục hải quan thông minh 24 giờ không bị gián đoạn. Dự kiến sau khi hoàn thành, hàng hóa từ Nam Ninh tới Hà Nội, Việt Nam sẽ trong vòng 24 giờ và đến bốn tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam trong vòng 12 giờ.
"Trung Quốc và Việt Nam có thể dựa vào các cảng thông minh và các kênh hậu cần để làm việc cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và công nghiệp xuyên biên giới, bổ sung cho lợi thế của nhau và cùng có lợi", ông Lưu Tường nhấn mạnh.
Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp hai nước, ông Lưu Ninh - bí thư Khu ủy, chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu Quảng Tây - khẳng định đường lối lãnh đạo hai nước cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam càng đi vào chiều sâu và thiết thực hơn.
Việt Nam là nước thương mại lớn nhất của Quảng Tây suốt 25 năm liền; kim ngạch thương mại giữa Quảng Tây và Việt Nam đứng thứ hai trong số các tỉnh của Trung Quốc. Cùng với đó, trình độ thuận lợi hóa về logistics các cửa khẩu đất liền Trung Quốc - Việt Nam không ngừng được nâng cao, việc xây dựng các cửa khẩu thông minh giữa hai nước đang được đẩy nhanh. Hợp tác kinh tế thương mại Quảng Tây - Việt Nam đã trở thành mẫu mực và tấm gương cho hợp tác kinh tế thương mại quốc tế và khu vực.
Một doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu sầu riêng ở miền Tây - Ảnh: HOÀNG GIÁM
Gửi thông điệp đến cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết thành phố luôn quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn thứ 16 của thành phố.
Trong năm 2023, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 23,3 tỉ USD và 732 dự án đầu tư còn hiệu lực. TP.HCM đã thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với tám địa phương Trung Quốc, trong đó có Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây từ năm 2015.
"Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại hôm nay chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai địa phương, đồng thời hiện thực hóa các tiềm năng hợp tác", phó chủ tịch UBND thành phố khẳng định.
Tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, nhưng TP.HCM đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước. Với quy mô kinh tế hơn 60 tỉ USD, dân số khoảng 13 triệu người, TP.HCM là nơi tập trung nguồn nhân lực đa dạng, chất lượng cao, là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Thị trường Việt Nam và Trung Quốc nói chung, TP.HCM và Quảng Tây nói riêng có tính bổ trợ cho nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, sự đa dạng trong hình thức trao đổi thương mại.
Cũng tại hội nghị, các doanh nghiệp hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác các dự án quan trọng. TP.HCM cũng giới thiệu những dự án, công trình trọng điểm đang kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng.
Được hỗ trợ bởi thị trường khổng lồ 1,4 tỉ dân, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024.
Thông qua cảng Quảng Tây, cảng Đồng Xing là cảng đất liền lớn nhất để nhập khẩu trái cây ở Trung Quốc, có 6 trong số 10 loại sầu riêng nhập khẩu được thông quan hiệu quả đến người tiêu dùng Trung Quốc.
Năm 2023, kim ngạch thương mại của Quảng Tây với Việt Nam đạt 36 tỉ USD. Tính đến tháng 6-2024, Quảng Tây đã đầu tư vào Việt Nam với tổng cộng 185 doanh nghiệp và tổ chức, với tổng vốn đầu tư của Trung Quốc là 140 triệu USD. Việt Nam đã đầu tư vào 140 doanh nghiệp tại Quảng Tây.
Bếp có túi mix 2 vị: dừa non cuộn và dừa non lá dứa cuộn
( Bếp có túi mix 2 vị: dừa non cuộn và dừa non lá dứa cuộn )
Được làm từ cốt dừa béo và sợi dừa non sần sật. Cuộn với bánh phồng nếp giòn và rắc thêm ít hạt mè thơm lừng.
Kẹo dẻo nhưng không dính răng, lại ít ngọt. Là một biến tấu mới từ kẹo dừa truyền thống, không thể bỏ qua trong dịp Tết này ạ.
Nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu Việt Nam sang Trung Quốc được ký tại Bắc Kinh chiều nay.
Nghị định thư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký chiều 19/8, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ đánh giá đây là một bước tiến quan trọng mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng và dừa tươi.
Nghị định thư này là một phần không thể tách rời của Hiệp định Thương mại Hàng hóa và sẽ có hiệu lực ngay trong ngày ký.
Trong nghị định thư có các yêu cầu về kiểm dịch động, thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tùy mỗi ngành, mỗi sản phẩm có quy định cụ thể khác nhau. Sau ký nghị định thư, doanh nghiệp sẽ được xuất hàng sang nước bạn nếu đã hoàn tất các thủ tục và đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch từ nước nhập khẩu.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết việc ký ba nghị định thư này là kết quả của quá trình đàm phán tích cực với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, mở ra cơ hội cho sầu riêng và dừa tươi Việt Nam tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân. Bộ sẽ tiếp tục hợp tác để các doanh nghiệp Việt Nam sớm xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc.
Sầu riêng tại vựa ở Long Khánh (Đồng Nai). Ảnh: Phước Tuấn
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trước đây, sầu riêng đông lạnh chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan, Mỹ và châu Âu với kim ngạch vài trăm triệu USD mỗi năm. Nay với cánh cửa rộng mở sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng dự kiến tăng đột biến. Nếu thị trường Trung Quốc chuyển sang tiêu thụ sầu riêng đông lạnh, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.
Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng là 154.000 ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. Đối với dừa, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lớn, với diện tích trồng 175.000 ha, chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc mở cửa thị trường Trung Quốc dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 400-500 triệu USD năm nay, và xuất khẩu dừa tươi tăng thêm 200-300 triệu USD. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân đang có chuyến thăm cấp nhà nước tại Trung Quốc ngày 18-20/8, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngay sau khi đảm nhiệm cương vị mới.