Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Như đã nói ở trên cụm từ “Số sổ” Bảo hiểm xã hội được thay bằng “Mã số” và mã số BHXH này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.
a) Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số
b) Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình
c) Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.
d) Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT
Tùy vào hãng bảo hiểm nhân thọ mà họ sẽ yêu cầu các hồ sơ, giấy tờ khác nhau tương ứng với từng gói bảo hiểm nhân thọ.
Thông thường, người dân khi tha gia bảo hiểm nhân thọ thường sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như:
- Giấy tờ tùy thân còn thời hạn: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh…
- Giấy khám sức khỏe, Hồ sơ bệnh án.
- Các giấy tờ chứng minh thu nhập
Chi tiết về thông tin giấy tờ cần chuẩn bị sẽ được nhân viên tư vấn và đại lý bảo hiểm liệt kê chi tiết và hỗ trợ bạn hoàn thiện.
Mã số BHXH giúp xác định chính xác người lao động tham gia BHXH. Mã số BHXH chủ yếu được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Dù tra cứu online hay tra cứu bằng tin nhắn thì hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đều yêu cầu người lao động phải có thông tin về mã số BHXH thì mới cho phép tra cứu.
Hiện nay, người tham gia BHXH có thể tra cứu quá trình đóng của mình bằng cách cách sau:
Cách 1. Thông qua ứng dụng VssID.
Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn điện thoại.
Cách 3. Tra cứu nhờ Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội
Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ BHXH, mã số BHXH được in trên trang 1 của bìa sổ BHXH, xuất hiện ngay dưới tên của người lao động.
* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ được cấp trước ngày 01/4/2021:
Mã số BHXH là 10 số cuối ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.
* Trường hợp được cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021:
10 ký tự thể hiện mã số thẻ BHYT cũng chính là mã số BHXH.
Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" trên website:
Hướng dẫn tra mã số BHXH trên website baohiemxagoi.gov.vn
Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH
Điền thông tin tra cứu mã số BHXH
Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có (*) như sau:
Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH
Họ tên: Bạn có thể lựa chọn viết tên Có dấu/Không dấu
Ngày sinh (ghi đủ cả ngày tháng năm sinh)/ Năm sinh (chỉ cần điền năm sinh)
Nhấn chọn “Không phải người máy” để xác thực mã Capcha tự động
Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:
Nhận kết quả trả về từ cơ quan BHXH
Mã số BHXH: Dãy 10 số của người tham gia BHXH là duy nhất và riêng biệt.
Họ và tên: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Giới tính: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Ngày sinh: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Mã hộ BHXH: Mã số BHXH hộ gia đình
Địa chỉ: Địa chỉ cư trú của người tham gia
Như vậy là bạn đã hoàn tất việc kiểm tra mã số BHXH của cá nhân mình ghi nhận trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về mã số bảo hiểm xã hội, đặc điểm và cách để kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty kinh doanh bảo hiểm, được thiết kế với các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định.
Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia với công ty bảo hiểm. Hợp đồng này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan. Hợp đồng này được khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm định nghĩa như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo đó, khi xảy ra các sự kiện rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trước về việc được hưởng bảo hiểm hoặc đến khi bảo hiểm đáo hạn, người mua bảo hiểm hoặc người được chỉ định hưởng bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một số tiền nhất định. Số tiền này được căn cứ cụ thể vào số tiền bảo hiểm đã đóng và các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty kinh doanh bảo hiểm nên các chính sách, quyền lợi về bảo hiểm nhân thọ sẽ do công ty này tổ chức thực hiện. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định thì công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong khi đó, BHXH (bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện) đều do Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện. Theo đó, các chính sách, quyền lợi của người tham gia sẽ được giải quyết theo quy định tại Luật BHXH và các văn bản có liên quan.
Người được hưởng bảo hiểm nhân thọ là người mua bảo hiểm hoặc người được tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền theo hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, đối tượng hưởng bảo hiểm nhân thọ có thể là bất cứ ai và do người mua bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký. Người hưởng có thể người thân hoặc thậm chí không có quan hệ huyết thống với người mua bảo hiểm nhưng lại được người này chỉ định hưởng.
Trong khi đó, BHXH chỉ giải quyết quyền lợi đối với người tham gia. Riêng trường hợp người tham gia BHXH tử vong, các quyền lợi về chế độ tử tuất sẽ được giải quyết cho thân nhân của người này. Tuy nhiên sẽ không có sự chỉ định người hưởng bảo hiểm ở đây mà quỹ BHXH sẽ chi trả tiền chế độ cho những thân nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thời gian đóng bảo hiểm nhân thọ linh hoạt phụ thuộc vào mỗi sản phẩm và nhu cầu cũng như khả năng kinh tế của người tham gia. Do đó, người tham gia có thể chủ động được khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhân thọ phù hợp với mình. Thời hạn của gói bảo hiểm nhân thọ phổ biến nhất thường là từ 10 - 20 năm.
Quyền lợi được giải quyết cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Còn với bảo hiểm xã hội, người tham gia phải đóng ít nhất 20 năm thì mới đủ điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm để tính hưởng lương hưu khi về già. Hầu hết các quyền lợi khác về bảo hiểm xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi số năm đóng BHXH. Thông thường đóng bảo hiểm nhiều năm thì được hưởng quyền lợi nhiều hơn so với người đóng ít năm.
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người dân hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn mức phí, thời gian đóng phí, thời hạn hợp đồng, tạm ứng/ tạm dừng đóng phí theo khả năng tài chính. Hiện không có giới hạn đặt ra với mức phí bảo hiểm nên nếu đóng bảo hiểm nhân thọ ở mức cao thì tương ứng quyền lợi được hưởng cũng sẽ cao.
Theo các chuyên gia tài chính, mức phí đóng bảo hiểm nhân thọ lý tưởng là 10 - 15% thu nhập. Đây là một mức phí hợp lý để duy trì đóng phí đều đặn nhằm đảm bảo quyền lợi mà không ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của gia đình.
Trong khi đó, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động là sẽ được căn cứ trên tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Mỗi tháng, cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm nhưng với những tỷ lệ khác nhau: Người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng đóng 21,5% tiền lương.
Còn nếu tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều bị giới hạn mức đóng tối thiểu và mức đóng tối đa.
Phạm vi hưởng bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào thỏa thuận của người mua và công ty bảo hiểm. Khi xảy ra các sự kiện mà hợp đồng ghi nhận, người mua hoặc người thụ hưởng sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm có thể tùy chọn gói bảo hiểm phù hợp với mục đích bảo vệ và khả năng tài chính của mình. Một số quyền lợi có thể kể đến như thanh toán viện phí, chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo,…
Còn các quyền lợi về BHXH sẽ do luật quy định. BHXH bắt buộc sẽ bao gồm các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Còn BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, người tham gia mới được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.