Chợ Nông Sản Sông Hồng

Chợ Nông Sản Sông Hồng

Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Chợ Thủ Đức là biểu tượng của Thành phố Thủ Đức

Chợ Thủ Đức là 1 biểu tượng đặc trưng & nổi tiếng của quận Thủ Đức. Tại chợ & xung quanh gần đó có rất nhiều cửa hàng bán quần áo, đồ ăn, đồ gia dụng…Tại khu vực này dù là ngày hay đêm thì lúc nào cũng đông đúc & rất sầm uất.

Có thể nói, tại vị trí này có thể được ví như là: Trái tim của quận Thủ Đức. Ngã 5 chợ T.Đ cũng là 1 cột mốc quan trọng để đi ra 2 con đường quốc lộ lớn là: Xa lộ Hà Nội & Đại lộ Phạm Văn Đồng, dẫn về Đồng Nai & Bình Dương. Ngoài ra, từ chợ ta có thể tới ngay khu ăn chơi sầm uất của quận Thủ Đức là đường Võ Văn Ngân, rất nổi tiếng về vui chơi giải trí đối với dân Thủ Đức

Thông tin chi tiết về Chợ Thủ Đức ( chợ đầu mối nông sản Thành phố Thủ Đức)

Địa chỉ Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Phẩm Thủ Đức: Số 141 Quốc lộ 1A, Phường Tam Binh, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Số điện thoại liên hê: 028 3747 2222

Thời gian hoạt động: Các ngày trong tuần hoạt động xuyên suốt 24h. Chợ bán đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, gia cầm, … với giá cả hợp lý.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức có diện tích 203.676 m², sức chứa 1.584 sạp, vựa, với tổng vốn đầu tư là hơn 182 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 41,8 tỷ đồng, hơn 46 tỷ đồng ứng trước của khách hàng, 80 tỉ vay ngân hàng theo chương trình kích cầu, hơn 14 tỷ đồng vốn tự có của chủ đầu tư.

Chợ Thủ Đức hoạt động bắt đầu từ 21 giờ đêm đến rạng sáng hàng ngày, với mặt hàng chính là các loại trái cây theo mùa được chở từ miền Tây, Bình Dương, Đồng Nai. Lượng hàng hóa nhập vào trung bình mỗi ngày khoảng hơn 2.800 tấn mỗi ngày.

Thông tin chi tiết các mặt hàng bày bán trong chợ Thủ Đức

Các mặt hàng trái cây vô cùng đa dạng: chôm chôm, bưởi, thanh long, sầu riêng, măng cụt, cam, nho, ổi, mận,…cung cấp sỉ cho các cửa hàng buôn bán hoa quả tại các khu vực lân cận. Ngoài trái cây, cũng dễ dàng tìm thấy các mặt hàng rau củ, nông sản phục vụ cho các quán ăn, nhà hàng, và các chợ nhỏ khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trái cây được đặt trong những thùng xốp, chuyển đến và đi bằng xe đẩy tay. Khoảng 7 giờ sáng, chợ bắt đầu tan dần, chỉ còn chủ yếu khách lẻ và tiểu thương nhỏ. Đến 10 giờ, chợ vắng hẳn, công nhân vệ sinh bắt đầu đi dọn dẹp và thu gom rác thải.

Lịch sử hình thành và phát triển Chợ Thủ Đức

– Chợ Thủ Đức là khu chợ truyền thống nổi tiếng ở Thành Phố Thủ Đức , được xây dựng từ thế kỷ 17 với nét kiến trúc rất đặc trưng bởi Nhà kinh doanh Tạ Dương Minh – Niên hiệu Thủ Đức. Người dân Thành phố Thủ Đức rất biết ơn Vị cao nhân Tạ Dương Minh đã xây nên ngôi chợ này cho cư dân khu vực thuận tiện mua bán phát triển giao thương.

Được trùng tu mở rộng 3 lần : 1882 , 1906 , 1940 và được như ngày nay ngang 20m x dài 300m , có 4 mặt tiền quanh chợ . – Mặt xung quanh chợ có dãy phố với rất nhiều tiệm vàng truyền thống mở cửa từ sáng sớm đến chiều tối mỗi ngày, là nơi buôn bán và phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân Thành Phố Thủ Đức. Vì tiếp giáp với mặt đường lớn nên rất thuận tiện, có thể dừng xe mua hàng sát quầy .

Giá hàng Chợ Thủ Đức rẻ hơn 3 đến 4 lần so với chợ thông thường

Hàng hóa ở đây thường rẻ hơn rất nhiều, khoảng 3-4 lần so với giá ở các chợ lẻ, tuy nhiên chỉ có thể mua sỉ với số lượng lớn mới có được giá đó. Nếu bạn mua lẻ, giá cũng sẽ không rẻ hơn so với các chợ nhỏ là bao nhiêu. Giá thanh long được nhập chủ yếu từ Long An, dao động trong khoảng từ 5.000đ- 10.000đ tùy kích cỡ. Mãng cầu khoảng 15.000đ/kg. Dâu tây thường bán sỉ theo hộp, khoảng 3 kg với giá chỉ 100.000đ, rẻ hơn rất nhiều so với thị trường.

Ngoài ra bơ cũng chỉ có giá dao động từ 10.000- 25.000đ/kg tùy kích cỡ lớn nhỏ, dưa lưới 25.000đ/kg.. Bên cạnh đó, tại chợ cũng có rất nhiều những loại trái cây đặc biệt được nhập khẩu, như nho đen Nam Phi, táo Ba Lan,…cho khách hàng có nhu cầu,

Nếu một lần ghé thăm Sài Gòn, nhất định phải đến thăm khu chợ không ngủ để thấy được hết sự tấp nập của cuộc sống Sài Thành bạn nhé!

Một số hình ảnh cập nhật mới nhất về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức

Chợ đầu mối Thủ Đức là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn mua sắm nông sản, thực phẩm với số lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian hoạt động, tình hình đông đúc, và vấn đề an ninh trật tự tại chợ.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức một trong ba chợ đầu mối Sài Gòn mà nếu bạn đến đó sau 9h sáng hàng ngày thì chắc chắn bạn sẽ phải đi về tay không. Nếu muốn đến thăm một trong những đầu mối giao thương hàng hóa lớn và quan trọng bậc nhất ở Sài Gòn này, bạn nhất định phải dậy thật sớm và mua với số lượng lớn nhé.

Gia hạn sử dụng đất Thành phố Thủ Đức giá rẻ nhanh chóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ đang xuống; lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang đang xuống; tại Vụ Quang (tỉnh Phú Thọ) đã đạt đỉnh ở mức 21,21m, lúc 17 giờ (11-9), trên báo động 3 là 0,71m và đang xuống; lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang biến đổi chậm; lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

Mực nước lúc 19 giờ (11-9) trên các sông như sau: trên sông Thao tại Yên Bái 32,49m, trên báo động 3 là 0,49m; tại Phú Thọ 17,83m, trên báo động 3 là 0,33m; sông Cầu tại Đáp Cầu 7,52m, trên báo động 3 là 1,22m; sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,21m, trên báo động 3 là 0,91m; sông Lục Nam tại Lục Nam 6,22m, dưới báo động 3 là 0,08m; sông Lô tại Tuyên Quang 26,95m, trên báo động 3 là 0,95m; tại Vụ Quang 21,13m, trên báo động 3 là 0,63m; sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,48m, trên mức báo động 3 là 0,48m; sông Thái Bình tại Phả Lại 6,13m, trên báo động 3 là 0,13m; sông Hồng tại Hà Nội 11,24m, dưới báo động 3 là 0,26m.

Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo trong mực nước trên các sông trong 12 giờ tới, cụ thể: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức báo động 1; sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 3.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3; sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3.

Trong 12-24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1; tại Phú Thọ tiếp tục xuống dưới mức báo động 1Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2 - Lũ trên sông Cầu sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3; sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 2.

Trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.

Sáng 13/6, tại Khu hội chợ triển lãm nông nghiệp (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2024 được chính thức khai mạc. Sự kiện là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các đơn vị liên quan tổ chức.

Với quy mô trên 70 gian hàng và 1.000m2 trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nông dân đến từ 21 tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Đắk Nông, Cần Thơ... đã mang đến Phiên chợ nhiều mặt hàng nông đặc sản nổi tiếng gắn với các vùng địa lý.

Đặc biệt, đến với Phiên chợ, khách tham quan sẽ được mua sắm, trải nghiệm nhiều loại trái cây theo mùa vụ từng vùng như: Nho Hạ Đen; sầu riêng, bơ, mãng cầu Đắk Nông; mận Mộc Châu; dưa lưới Tuyên Quang; mận Tam Hoa; xoài Úc Bắc Hà; dứa Bản Lầu - Lào Cai; Thanh long ruột đỏ Vĩnh Phúc cùng với đó là các sản phẩm nông đặc sản khác như Trà Thái Nguyên; hành, tỏi Lý Sơn; gạo Séng Cù Lào Cai; thạch đen Cao Bằng; cà phê, macca Đắk Nông; gạo ST25 Sóc Trăng; Yến sào đất mũi; cua Năm Căn…, rau, củ quả, sấy, các sản phẩm thủy sản và nhiều sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín trên thị trường cũng được trưng bày, giới thiệu và bán tại Phiên chợ.

Nhằm đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương, hoạt động livestream bán nông đặc sản trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội tiếp tục được tổ chức ngay tại Phiên chợ. Hoạt động này cũng sẽ đem đến cho khách hàng có thêm phương thức giao dịch, mua sắm và tạo sự lan tỏa giá trị, cảm xúc khi trải nghiệm nông đặc sản địa phương tham gia Phiên chợ, khi được cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện sản xuất, tính độc đáo, thông điệp sản phẩm gắn với bản sắc, truyền thống, biểu tượng văn hóa; tiêu chuẩn chất lượng, quy trình chế biến, bảo quản... thông qua câu chuyện của từng sản phẩm được kể tại buổi livestream.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại sự kiện (Ảnh: PV)

“Với sự chuẩn bị chu đáo, sản phẩm được lựa chọn kỹ càng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, hứa hẹn sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mới khi tham gia theo dõi, mua sắm nông đặc sản bằng hình thức mua hàng trực tiếp tại buổi livestream” - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Minh Tiến thông tin.

Cũng tại buổi khai mạc, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có trên 70 nghìn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có trên 1.700 cơ sở chế biến sâu nông sản thực phẩm với chủng loại phong phú, đa dạng. Phát triển 159 chuỗi sản xuất, chế biến, cung ứng sản phẩm an toàn, 393 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Theo thống kê, số lượng sản phẩm OCOP của Thành phố chiếm khoảng 20% sản phẩm OCOP của cả nước, với 2.714 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm đạt 4 sao, 1.223 sản phẩm đạt 3 sao. Thành phố có 327 làng nghề truyền thống trên địa bàn 24 quận, huyện trong đó 70 làng nghề về thực phẩm.

Về hệ thống phân phối hàng hóa, trên địa bàn thành phố có 29 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 453 chợ, hơn 2.000 cửa hàng tiện ích, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện thị xã, 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các kênh bán hàng đa phương tiện.

Phiên chợ là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường. Nhất là việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm chủ lực của thành phố, sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm OCOP.../.

Ngày 21/6/2012 tại huyện Ba Vì - Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội nghị giao ban công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng. Tham dự hội nghị có ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn thuộc trung tâm và đại diện lãnh đạo của 10 Trung tâm Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã báo cáo kết quả thực hiện công tác khuyến nông 6 tháng đầu năm. Nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề tại từng tỉnh cũng như việc thanh quyết toán các chương trình, dự án khuyến nông,...

Bà Hạ Thúy Hạnh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ý kiến về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà các tỉnh đang rất quan tâm: các tỉnh có thể ban hành danh mục nghề phù hợp với từng tỉnh. Không nhất thiết phải dập khuôn hoàn toàn theo thời gian và chương trình dạy nghề đối với 71 nghề do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sư phạm cho cán bộ khuyến nông, phối hợp với các trường do Bộ LĐTBXH chỉ định để được cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề và có đủ thẩm quyền, tiêu chuẩn là giáo viên dạy nghề cho nông dân dưới 3 tháng. Đặc biệt nên đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, gắn với đầu ra cho sản phẩm.

Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có ý kiến đánh giá về công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng trong 6 tháng đầu năm 2012: Với sự ra đời của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông đã góp phần rành mạch hóa trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, tăng cường sự đầu tư của các tỉnh đối với nông nghiệp và khuyến nông. Đặc biệt đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở đã được UBND các tỉnh quan tâm hơn về chế độ, chính sách, điều đó đã khuyến khích họ yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến nông tại địa phương hơn. Ông cũng thửng thắn đưa ra hạn chế mà khuyến nông đang gặp phải bằng 3 cụm từ: hành chính hóa, lối mòn hóa, hơi tùy tiện hóa. Nhiều mô hình khuyến nông còn có tính dàn trải, thiếu những TBKT mới và không phù hợp thực tế sản xuất. Ông cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện tốt các chương trình, dự án khuyến nông đã ký, phải tiến hành đào tạo kỹ năng sự phạm dạy nghề cho cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn, chỉ đạo nông dân phải bám sát vào những vấn đề “nóng” của thực tế: xây dựng nông thôn mới, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm …